CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA XÃ HỘI LIÊN XÔ TRONG ĐIỀU KIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI PHÁT TRIỂN (1961-1980)

CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA XÃ HỘI LIÊN XÔ TRONG ĐIỀU KIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI PHÁT TRIỂN (1961 – 1980)

Cao Văn Biền

Vinh-Vy, Minh Tuấn biên tập

LTS: Nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu về lịch sử Liên Xô và các nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu, chúng tôi trích đăng một số bài viết nghiên cứu về lịch sử kinh tế-xã hội các nước này. Bài viết theo quan điểm cổ điển về chủ nghĩa xã hội, do đó không tránh khỏi những phê phán hiện nay. Tuy nhiên việc nhìn nhận từ nhiều phương diện về vấn đề trên là rất có giá trị. Chúng tôi hoan nghênh bài viết gửi về cộng tác.

Xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển là một giai đoạn tất yếu trên con đường xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đại hội lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô là vạch rõ: «Xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển mà từ năm 1918 V.I. Lênin đã nói đến như là nói đến tương lai của nước ta, được xây dựng bằng lao động dũng cảm của người Xô viết. Điều đó cho phép chúng ta giải quyết trên thực tiễn nhiệm vụ trọng đại mà Cương lĩnh của Đảng và các Đại hội Đảng vừa qua đặt ra — tức là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản». Những công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản bao quát tất cả các lĩnh vực phát triển xã hội: kinh tế, xã hội, chính trị và tinh thần. Trong mỗi một lĩnh vực đó, chủ nghĩa xã hội phát triển lại biểu thị tính chín muồi của những đặc điểm phát triển xã hội chủ nghĩa của xã hội đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Tính chín muồi của những đặc điểm xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển lại đặc trưng ở cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô. Nhưng tinh chín muồi ấy trong lĩnh vực xã hội — giai cấp cũng như trong các lĩnh vực khác của sự phát triển xã hội không đến ngay sau khi chủ nghĩa xã hội chiến thắng, mà là kết quả của quá trình củng cố và phát triển tương đối lâu dài của chủ nghĩa xã hội đã chiến thắng. động thời đó cũng là quá trình hình thành tính chín muồi của chủ nghĩa xã hội trong tất cả các lĩnh vực phát triển xã hội, kể cả trong quan hệ xã hội giai cấp.

Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào nửa sau những năm 30 đã đem lại kết quả: là tiêu diệt các giai. cấp và các phần tử bóc lột, loại trừ sự đối kháng giai cấp, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Nhưng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực xã hội không có nghĩa là đã loại trừ được tất cả các giai cấp và khác biệt giai cấp —xã hội. Còn lại hai giai cấp hữu nghị — công nhân và nông dân cũng như các tầng lớp xã hội trí thức, viên chức và thợ thủ công hợp tác, nhưng bản chất của họ đã thay đổi về cơ bản. Xét theo bản chất thì hai giai cấp, trí thức và các tầng lớp xã hội khác đã mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Từ địa vị giai cấp bị trị, giai cấp công nhân trở thành giai cấp thống trị không chỉ về mặt chính trị mà còn cả về mặt kinh tế nữa. Từ địa vị giai cấp tiểu tư sản, giai cấp nông dân về cơ bản đã tập hợp lại thành giai cấp nông dân nông trang thống nhất. Trí thức, xét về cấu tạo và quyền lợi xã hội của nó đã trở nên công nông hóa. Bên cạnh các giai cấp và các tầng lớp xã hội vẫn còn tồn tại những khác biệt quan trọng giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội, những sự khác biệt này cũng như những sự khác biệt giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội không còn mang tính chất đối kháng giai cấp, tính chất đối lập nữa. Tất cả những điều đó có nghĩa là do thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đã xây dựng được một cơ cấu xã hội kiểu mới, xã hội chủ nghĩa. Trong cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn duy trì trong một thời gian nhất định một số tầng lớp sở hữu nhỏ ở thành thị và nông thôn: những người thủ công ngoài hợp tác và nông dân cá thể. Họ là những nhân tố còn lại của cơ cấu xã hội đối kháng cũ. Sự có mặt của họ trong cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội là một trong những dấu hiệu nói lên tính chín muồi chưa hoàn toàn của cơ cấu ấy. Trong quá trình củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội đã chiến thắng cũng đã hình thành những đặc điểm nói lên tính chín muồi của cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội xuất hiện từ trong quy luật phát triển của nó ở giai đoạn trước chủ nghĩa xã hội phát triển. Trong những quy luật đó quy luật nào là cơ bản và chúng tác động tới sự hình thành những đặc điểm chín muồi của cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển như thế nào.

Sau khi xây dựng xong chủ nghĩa xã hội về cơ bản, số lượng và tỷ trọng nông dân cá thể và thợ thủ công ngoài hợp tác không ngừng giảm xuống. Số lượng tầng lớp xã hội này từ 9 triệu vào năm 1940 giảm xuống còn 0,2 triệu vào năm 1960, còn tỷ trọng của nó trong cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô giảm từ 12.5% xuống còn 0,2% [1]. Quy luật đẩy lùi dần dần các tầng lớp xã hội gắn liền với những tàn dư của thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ ra khỏi cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến đặc điểm chín muồi của cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội phát triển là các tầng lớp xã hội phi xã hội chủ nghĩa hoàn toàn biến khỏi cơ cấu. Cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội tựa như được gột rửa khỏi các tàn dư của các tầng lớp xã hội trong hình thái cũ trở thành cơ cấu đã được tinh luyện của chủ nghĩa xã hội. Đương nhiên, khó mà đánh giá lại đặc điểm chín muồi nói trên.

Quy luật phát triển quan trọng nhất của cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội là sự lớn lên về số lượng và tỷ trọng của giai cấp công nhân trong cơ cấu đó. Giai cấp công nhân đã tăng từ 19,7 triệu vào năm 1940 lên 43,5 triệu vào năm 1960, tỷ trọng của nó trong cơ cấu xã hội chiếm từ 27,5% lên 51,5% [2]. Tất nhiên ưu thế trong cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội thuộc về lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng chính trị xã hội chủ đạo — đó là đặc điểm chín muồi rất quan trọng của nó.

Trong điều kiện tiến bộ khoa học — kỹ thuật, số lượng trí thức, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật, tăng lên với tốc độ nhanh hơn các tầng lớp xã hội khác. Trí thức đã tăng từ 2,4 triệu vào năm 1910 đến 8.8 triệu vào năm 1960 tức là trên 3,5 lần, trong khi đó số lượng giai cấp công nhân chỉ tăng 2,2 lần, còn số lượng tuyệt đối và tỉ trọng giai cấp nông dân nông trang giảm đi từ 40,3% năm 1910 xuống còn 26,2% vào năm 1960 [3]. Những quy luật đó quy định những biến đổi không chỉ về lượng mà còn cả về chất nữa trong tương quan giữa các yếu tố khác nhau của cơ cấu xã hội của xã hội, làm cho nó chín muồi hơn, chuẩn bị những điều kiện để kết hợp những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật với những tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Quá trình xích gần lại của hai hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa bằng cách nâng dần trình độ xã hội hóa của hình thức sở hữu tập thể lên trình sở hữu toàn dân dã dẫn đến chỗ là vào đầu những năm 60, tất cả các tập đoàn sản xuất công nghiệp ở thành phố đã sát nhập vào công nghiệp quốc doanh, các thành viên của các tập đoàn công nghiệp này vào công nhân và viên chức. Vào năm 1960, có 1,4 triệu người sát nhập vào hàng ngũ giai cấp công nhân và viên chức. Thành phố bắt đầu hoàn toàn dựa vào hình thức sở hữu toàn dân về­ tư liệu sản xuất, còn cơ cấu xã hội của dân cư thành thị thì hoàn toàn phản ánh một kiểu quan hệ sản xuất chín muồi hơn.

Số lượng và tỷ trọng của giai cấp công nhân, nhất là đội ngũ công nhân nông nghiệp, cũng như của trí thức, tăng lên đã ảnh hưởng đến những chuyển biến quan trọng trong cơ cấu xã hội ở nông thôn theo hướng xích nó lại gần với cơ cấu của thành phố. Nếu vào năm 1910, thành phần công nhân, trí thức và viên chức trong cơ cấu xã hội ở nông thôn chỉ chiếm 20,1% thì vào năm 1960 – đã là 41 % [4]. Điều đó có nghĩa là vào đầu thời kỳ của chủ nghĩa xã hội phát triển đã chín muồi những điều kiện cho quá trình xóa bỏ trên quy mô lớn những sự khác biệt quan trọng giữa thành thị và nông thôn trong lĩnh vực xã hội — giai cấp.

Quy luật phát triển quan trọng nhất của cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong điều kiện đã xây dựng chủ nghĩa xã hội song về cơ bản là sự phát triển về chất tất cả các yếu tố của nó, trước hết là các giai cấp xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển đó chuẩn bị những điều kiện cho sự xích lại gần nhau trên quy mô lớn giữa những người lao động trí óc và lao động chân tay, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Tất nhiên, những chuyên biến về chất trong các bộ phận cấu thành giai cấp công nhân, giai cấp nông dân nông trang, sự phát triển trình độ văn hóa—kỹ thuật của họ không chỉ là những đặc điểm quan trọng nhất biểu hiện sự chín muồi của những đặc điểm của cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển, mà còn quy định toàn bộ cơ chế tiếp tục hoàn thiện nó.

Như vậy là những quy luật biến đổi trong cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong giai đoạn trước chủ nghĩa xã hội phát triển đã dẫn đến chỗ tạo ra trong đó một loạt đặc điểm nói lên tính chín muồi của những quan hệ giai cấp — xã hội của một xã hội đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản — Chính những đặc điểm chín muồi ấy, về phía mình, đã quy định những quy luật tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội phát triển theo hướng dần dần biến những quan hệ giai cấp— xã hội thành những quan hệ cộng sản chủ nghĩa, không giai cấp, động nhất về xã hội. Vì vậy trong Báo cáo tổng kết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tại Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô đã nêu rõ: «Mục đích của chúng ta là xây dựng một xã hội trong đó sẽ không có sự phân chia con người ra thành các giai cấp. Và có thể nói một cách khẳng định rằng chúng ta đang tiến lên dần dần, nhưng vững chắc đến mục đích vĩ đại ấy»[5].

Những quy luật cơ bản của việc hoàn thiện hóa cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong diễu kiện chủ nghĩa xã hội phát triển là gì và cơ chế dần dần, chuyển biến nó thành những quan hệ cộng sản chủ nghĩa không giai cấp, động nhất về xã hội là gì?

Những đặc điểm chín muồi đã đạt được của cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội phát triển, như trên đã nói cũng quy định các quá trình tiếp tục hoàn chỉnh nó.

Trước hết cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển vẫn tiếp tục được củng cố bằng cách tăng cường số lượng và tỷ trọng giai cấp công nhân trong đó, vì giai cấp công nhân được tăng cường số lượng sẽ có ảnh hưởng đến nhiều mặt của quá trình xây dựng xã hội của xã hội đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản. V. I. Lênin chỉ rõ : « Chỉ có giai cấp công nhân mới có thể giúp quần chúng lao động thống nhất lại, đoàn kết lại và bảo vệ đến cùng, củng cố đến cùng xã hội cộng sản chủ nghĩa, xây dựng đến cùng xã hội đó »  [6].

Quá trình các giai cấp xích gần lại với nhau diễn ra không phải thông qua việc xóa bỏ giai cấp mà là thông qua sự phát triển của các giai cấp. Điều này đặc biệt có quan hệ đến lực lượng chủ đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản — giai cấp công nhân. Cho nên việc tiếp tục tăng cường về số lượng và tỷ trọng của giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô thì con số 13,5 triệu và 51,5% vào năm 1960 đến 77,2 triệu và 61,2% vào năm 1960 lên 77,2 triệu và 61,2% vào năm 1980 [7] là yếu tố quyết định của việc hoàn chỉnh nó trong điều kiện xây dựng cộng sản chủ nghĩa.

Chưa kể đến việc tăng cường tỷ lệ và số lượng lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng chính trị xã hội chủ đạo của xã hội Liên Xô củng cố thêm vị trí của công cuộc xây dựng cộng sản chủ nghĩa, thì bản thân các quá trình liên kết trong lĩnh vực giai cấp xã hội của công cuộc xây dựng cộng sản chủ nghĩa cũng diễn ra dưới ảnh hưởng quyết định của sự phát triển toàn dân, kể cả phát triển về số lượng của giai cấp công nhân. Đại hội lần thứ XXVI Đảng cộng sản Liên Xô nhấn mạnh rằng trong quá trình các giai cấp và các tầng lớp xã hội của xã hội Liên Xô xích lại gần nhau, vai trò của giai cấp công nhân được nâng lên dựa vào sự tăng cường về số lượng của nó: «… ở nước ta, giai cấp công nhân không chỉ đơn thuần là giai cấp động đảo nhất mà còn là chiếm đa số trong nhân dân lao động » [8].

Từ sự phát triển về số lượng giai cấp công nhân và những biến đổi trong cấu tạo ngành của nó rút ra một quy luật phát triển quan trọng của cơ cấu xã hội là trong cơ cấu nông nghiệp, bộ phận công nhân tăng lên rõ rệt (từ 29,3% vào năm 1960 đến 44,3% vào năm 1980) điều đó khiến cho bộ phận công nhân trí thức và viên chức chiếm ưu thế về số lượng tăng từ 42,2% vào năm 1960 đến 65,5% vào năm 1980 trong công nhân nông nghiệp trong khi tỷ trọng giai cấp nông dân nông trang giảm dần từ 57,8% vào năm 1960 xuống còn 34,5% vào năm 1980 [9]. Cơ cấu xã hội của làng xã biến đổi nhanh chóng, khiến cho nó gần gũi với cơ cấu thành thị đến nỗi trong thời gian vừa qua người ta không còn có thể gọi làng xã là nông thôn nữa. Từ sau hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Ba (1965) Đảng đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên cơ sở công nghiệp hóa, chuyên môn hóa, hợp tác liên vùng và liên hợp công nông nghiệp thì những kết quả xã hội như vậy trong điều kiện xích gần hai hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa lại với nhau là có tính chất quy luật. Chính chúng quyết định mặt xã hội của quá trình xích gần thành thị và nông thôn lại với nhau. Vì vậy trong Nghị quyết « Về tiếp tục đẩy mạnh chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hợp tác liên vùng và liên hợp nông nghiệp », Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã nhấn mạnh rằng « Chuyên môn hóa và tập trung hóa nông nghiệp trên cơ sở hợp tác, đặt nông nghiệp lên cơ sở công nghiệp hiện đại — đó là phương hướng phát triển thẳng tắp của nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của việc thực hiện trên thực tiễn tư tưởng kế hoạch hợp tác của Lênin trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển» [10] 

Trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, tốc độ tăng nhanh về số lượng trí thức đã dẫn đến chuyển biến nhanh chóng trong cơ cấu xã hội. như số lượng và tỷ trọng trí thức đã vượt nông dân nông trang. Tăng cường số lượng và tỷ lệ trí thức là yếu tố tất yếu của sự kết hợp những thành tựu của cách mạng khoa học —kỹ thuật với những ưu việt của chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy trình độ văn hóa —kỹ thuật của toàn dân phát triển. 

Quá trình đó đã quyết định một trong những phương hướng quan trọng nhất của việc hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển. Do đó Đại hội lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô đã vạch rõ: «Quá trình đó có tính chất quy luật. Nó là kết quả của chính sách của Đảng nhằm thúc đẩy toàn dân tiến bộ về khoa học-kỹ thuật, phát triển hơn nữa trình độ văn hóa và giáo dục của nhân dân» [11]. Chính quá trình này gắn chặt với quy luật quan trọng nhất của sự hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển là sự phát triển về chất của tất cả các yếu tố cấu thành của nó, trước hết là giai cấp công nhân và nông dân nông trang.

Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô đã xác định việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về «Chủ nghĩa xã hội phát triển, về các quy luật chuyển hóa của nó thành chủ nghĩa cộng sản, về cơ chế vận hành và sử dụng các quy luật đó» [12] là phương hướng quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực các khoa học xã hội. Những quy luật nói trên của sự hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa phải triển ở Liên Xô là những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của cơ chế vận hành của những quy luật chung hơn của sự chuyển hóa chủ nghĩa xã hội thành chủ nghĩa cộng sản trong lĩnh vực xã hội. Đó là quá trình xích gần các giai cấp và các tầng lớp xã hội thành thị và nông thôn, lao động trí óc và lao động chân tay lại với nhau. động thời mỗi một quy luật cụ thể phân tích ở trên đều có cơ chế vận hành hẹp hơn của mình trong quá trình hình thành xã hội không giai cấp, nhất thể về xã hội. Vi không thể xét toàn bộ cơ chế vận hành và sử dụng phức tạp và đa dạng của các quy luật hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, cho nên chúng tôi chỉ phân tích một số mặt có liên quan đến quy luật phát triển về chất của những yếu tố cơ bản của cơ cấu xã hội, tức là phát triển trình độ văn hóa — kỹ thuật và học vấn của giai cấp công nhân, nông dân nông trang và toàn bộ quần chúng lao động trong điều kiện kết hợp những thành tựu của cách mạng khoa học — kỹ thuật với những ưu việt của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, cải tiến những điều kiện kinh tế — xã hội và sản xuất của lao động.

Việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của người lao động vốn là điều kiện cần thiết để phát triển thắng lợi nền sản xuất hiện dại, động thời là cơ sở của nhiều quá trình hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội chín muồi. Phải nói rằng nếu không nâng cao trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của người lao động, trước hết là của giai cấp công nhân, thì chẳng những không thể giải quyết được vấn đề quan trọng nhất của công cuộc xây dựng cộng sản chủ nghĩa — xóa bỏ những sự khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, mà còn không thể tạo ra được những tiền đề cụ thể đề hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển như «cải tiến điều kiện kinh tế — xã hội và sản xuất của lao động tăng cường tính chất sáng tạo của nó, hết sức thu hẹp lao động chân tay nặng nhọc, ít chuyên môn hóa» mà nghị quyết Đại hội lần thứ XXV Đảng cộng sản Liên Xô đã chỉ ra [13].

Khi đề ra nhiệm vụ tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của người lao động với lính cách là điều kiện quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội của xã hội Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản, Đảng cộng sản Liên Xô xuất phát từ những kết quả gian lao mà xã hội Liên Xô đã đạt được trong lĩnh vực này. Nếu vào năm 1939, những người có trình độ cao đẳng và trung học (kể cả trung học không hoàn chỉnh) chiếm 12.3% số người có làm việc thì vào năm 1959 họ đã chiếm 43.3%, vào năm 1970 là 65,3%, vào năm 1981 là 83,3% [14].

Có một sự thật tiêu biểu cho quá trình xóa bỏ sự khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay là tốc độ, nâng cao trình độ học vấn của những người lùm lao động chân tay là chủ yếu đã vượt xa tốc độ ấy của những người làm lao động trí óc là chủ yếu. Chẳng hạn trong số những người làm lao động chân tay là chủ yếu, tỷ trọng người có trình độ cao đẳng và trung học (hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh) đã tăng từ 4,5% vào năm 1939 đến 32,5% vào năm 1959, 54,3% vào năm 1970 và 76.7% vào năm 1980 [15] tức là tăng gấp 13 lần sau toàn bộ thời kỳ thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và quá độ đến chủ nghĩa cộng sản. Trong thời kỳ đó, tỷ trọng người có trình độ cao đẳng và trung học (hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh) trong số người lao động trí óc là chủ yếu chỉ tăng 1,9 lần [16]. Tất nhiên trong hai lớp người lao động này, tương quan giữa những người có trình độ cao đẳng, trung học và trung học không hoàn chỉnh là khác nhau. 

Nhưng, thứ nhất, như chúng ta sẽ thấy trong thí dụ dưới đây về giai cấp công nhân, trong số người lao động chân tay số người có trình độ trung học cả hoàn chỉnh lẫn không hoàn chỉnh thậm chí cả trình độ cao đẳng vừa đã tăng lên; thứ hai, trong số người lao động chân tay, việc tăng thêm số người có trình độ trung học thậm chí không hoàn chỉnh đã dần dần đưa họ đến trình độ học vấn của những người lao động trí óc là chủ yếu.

Việc nâng cao trình độ học vấn của giai cấp công nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô và tiến bộ xã hội nói chung. Xét cho cùng việc nâng cao trình độ văn hóa — kỹ thuật, ý thức chính trị của lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, lực lượng sản xuất quyết định những thắng lợi trong toàn bộ những nhiệm vụ xây dựng cộng sản chủ nghĩa, là phụ thuộc vào điểm này. 

Trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của giai cấp công nhân càng cao thì quá trình xóa bỏ những sự khúc biệt quan trọng giữa lao động trí óc và lao động chân tay và giữa những người đại diện cơ bản của nó trong lĩnh vực sản xuất — giữa công nhân và cán bộ kỹ thuật kỹ sư — càng diễn ra nhanh chóng. 

Chính việc xích gần tính chất lao động của người công nhân và của cán bộ kỹ sư kỹ thuật là trung tâm của việc giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng là xóa bỏ những khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay. Việc từ bỏ dần lao động chân tay nặng nhọc, ít chuyên môn hóa ra khỏi lĩnh vực sản xuất phần nhiều phụ thuộc vào việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa kỹ thuật trước hết của bản thân giai cấp công nhân. Cuối cùng, việc tiếp tục phát huy tính tích cực hoạt động chính trị xã hội và sản xuất của tất cả những người lao động Xô viết, phát huy sáng kiến sáng tạo của họ phụ thuộc vào việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của công nhân.

Kinh nghiệm lịch sử của việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của giai cấp công nhân Liên Xô, ảnh hưởng của nó đối với tiến bộ xã hội của xã hội Liên Xô cho phép Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô xác định những triển vọng của phương hướng này.

Vào năm 1939 chỉ 8,7% công nhân có trình độ cao đẳng trung học hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Vào năm 1959, số công nhân có trình độ như vây chiếm .40,1% tổng số công nhân, vào năm 1970 : 59,0% còn vào năm 1981 : 78.7% [17]. Công nhân công nghiệp có trình độ học vấn cao hơn: vào năm 1973, loại công nhân nói trên chiếm 70,9% công nhân trong đó 29,7% công nhân công nghiệp có trình độ học vấn cao đẳng và trung học hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh [18]. Việc so sánh trình độ học vấn trung bình của giai cấp công nhân nói chung với trình độ tương ứng của công nhân trẻ có một ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định những triển vọng tiếp tục nâng cao trình độ học vấn của lực lượng chủ đạo trong xã hội ta. Đáng chú ý rằng trong sổ công nhân công nghiệp trẻ (dưới 30 tuổi), những người có trình độ cao đẳng, trung học hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh chiếm 91% vào năm 1973, trong đó 50,5% công nhân trẻ thì có trình độ cao đẳng và trung học hoàn chỉnh [19]. Việc trình độ học vấn của công nhân trẻ vượt lên trên là kết quả của chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô nhằm nâng cao không ngừng trình độ học vấn chung và văn hóa – kỹ thuật của giai cấp công nhân trong điều kiện cách mạng khoa học — kỹ thuật và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng khoa học — kỹ thuật và tiến bộ xã hội của xã hội Liên Xô đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật của giai cấp công nhàn nói chung, nâng cao hơn nữa trình độ học vấn của công nhân trẻ với tính cách là một tiền đề cơ bản. Công cuộc xây dựng văn hóa thắng lợi ở Liên Xô tạo ra những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này. Trong quá trình ấy việc biến những người tốt nghiệp trung học vào nửa sau những năm 50 thành nguồn bổ sung cho giai cấp công nhân Liên Xô đã động vai trò quan trọng nhất [20].

Kết quả của chính sách nói trên của Đảng Cộng sản Liên Xô là tốc độ nâng cao nhanh hơn trình độ học vấn chung của công nhân trẻ, khiến cho số người có trình độ cao đẳng và trung học hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh trong số họ đã cao hơn 23,1% so với các chỉ số tương ứng của công nhân công nghiệp nói chung. động thời số người có trình độ học vấn cao đẳng và trung học chiếm 20,8% trong số đó. Điều đó chứng tỏ rằng trong số công nhân trẻ số người có trình độ cao đẳng và trung học hoàn chỉnh tăng lên nhanh hơn. Do đó cần phải nói rằng số người có trình độ trung học không hoàn chỉnh trong số công nhân trẻ trong công nghiệp chỉ chiếm 2,3% [21].

Khi phân tích khuynh hướng của tốc độ phát triển nhanh về trình độ học vấn của công nhân trẻ, không thể không chú ý đến một hiện tượng là chính trong thanh niên công nhân, số người có trình độ trung học hoàn chỉnh và cao đẳng chiếm đa số: trong lớp công nhân tuổi cao hơn sỗ người này chỉ bằng một nửa. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với quá trình xóa bỏ những sự khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, bởi vì nó xích gần họ lại không chỉ về trình độ, mà còn cả về cơ cấu học vấn nữa: trong năm 1973, 7,5% công nhân công nghiệp trẻ có trình độ học vấn cao đẳng và trung học chuyên nghiệp [22] tức là có trình độ học vấn không khác gì với cán bộ kỹ sư, kỹ thuật. Kết hợp nguồn bổ sung trẻ có học vấn cho giai cấp công nhân với lớp công nhân có kinh nghiệm thế hệ trước — là điều kiện không thay đổi để nâng cao trình độ văn hóa — kỹ thuật của giai cấp công nhân trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật.

Việc nâng cao trình độ học vấn chung của nông dân có một ý nghĩa to lớn trong quá trình xích gần giai cấp công nhân và nông dân nông trang lại với nhau. Ở đây tốc độ nâng cao trình độ học vấn của nông dân nòng trang đã nhanh hơn so với tốc độ tăng tương ứng của giai cấp công nhân. Chẳng hạn, tỷ trọng nông trang viên có trình độ cao đẳng, trung học hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh đã tăng từ 22,6% vào năm 1959 lên 39,3% vào năm 1970 và 63,1% vào năm 1931 (tăng 2,8 lần) trong khi đó tỷ trọng của lớp công nhân học vấn tương ứng chỉ chiếm 96% [23]. Xích gần trình độ học vấn của giai cấp nông dân nông trang đến trình độ tương ứng không ngừng phát triển của giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng nhất của việc này. Coi trình độ học vấn và văn hóa — kỹ thuật của tất cả những người lao động Liên Xô là điều kiện và tiền đề hiện thực để thực hiện thành công ở nước ta những quá trình to lớn của tiến bộ xã hội của xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa cộng sản như xóa bỏ những sự khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, xích gần các giai cấp và các tầng lớp xã hội của xã hội Liên Xô lại với nhau. Khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong đời sống xã hội, Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô đặc biệt lưu ý yếu tố là. « việc củng cố vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân tất yếu gắn liền với việc tính chín muồi chính trị — tư tường của nó, trình độ học vấn và chuyên môn chuyên nghiệp của nó [24].

Nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn chỉnh trình độ nghề nghiệp của giai cấp công nhân dưới tác động của cách mạng khoa học — kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất của việc nâng cao trình độ văn hóa — kỹ thuật của người lao động và của quá trình xích gần các giai cấp và tầng lớp xã hội lại với nhau gắn liền với họ.

Từ năm 1962 đến 1972, bậc lương trung bình của công nhân công nghiệp trong hệ lương 6 bậc đã lăng từ 3 đến 3,3 còn trong xây dựng — từ 3 đến 3,6 [25]. Vào năm 1979 bậc lương trung bình trong công nghiệp trong hệ 6 bậc lương chiếm 3,42 còn trong hệ 8 bậc lương: 4,07. Trong trường hợp thứ nhất, 45,5% công nhân từ bậc 4 trở lên, trong trường hợp thứ hai — 65,1%. Bậc lương trung bình cũng như tỷ trọng công nhân có bậc lương cao hơn mức trung bình đặc biệt lớn trong ngành năng lượng điện (4,69 trong hệ lương 6 bậc) trong công nghiệp chế biến dầu (4,09) trong ngành than (4,24) và một số ngành khác [26]. Điều đó không chỉ chứng minh sự nâng cao thường xuyên trình độ chuyên môn của giai cấp công nhân mà còn chứng tỏ quần chúng công nhân cơ bản đã có trình độ chuyên môn trên trung bình.

Những biến đổi của kỹ thuật sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải đánh giá một cách toàn diện và toàn bộ hơn trình độ chuyên môn hóa của công nhân, chứ không phải là chỉ xác định bậc lương trung bình của họ. 

Trong những điều kiện như vậy, việc quy định bậc lương cho công nhân không ngừng gắn liền với nghề chuyên môn và tính chất lao động của họ theo trình độ cơ giới hóa và tự động hóa. Vấn đề là trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, nhất là trong công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng công nhân gắn liền với kỹ thuật sản xuất mới, trước hết là với những nghề lao động cơ khí hóa và tự động hóa không ngừng tăng lên.

Tốc độ tăng nhanh số lượng công nhân các nghề mới tiên tiến càng thúc đẩy điều đó. Chẳng hạn, tổng số công nhân từ 1959 đến 1975 tăng 1,6 lần trong công nghiệp và 1,9 lần trong xây dựng thì số công nhân các nghề mới gắn liền với lao động chuyên môn hóa cao, cơ khí hóa và tự động hóa với kỹ thuật sản xuất mới đã tăng như sau: [27]

Trong công nghiệpTrong xây dựng
Điều khiển máy và thợ phụ3,0 lần
Thợ hàn hơi và hàn điện2,7 lần4 lần
Thợ mạ3,0 lần
Công nhân phòng thí nghiệm2,6 lần
Lái xe, thợ máy và thợ phụ 1,6 lần3,5 lần
Điều khiển máy tự động và các máy khác 2,5 lần
Lắp ráp, sửa chữa chế phẩm và chi tiết2,7 lần
Thợ điện2,4 lần1,8 lần
Sửa chữa thiết bị2,4 lần
Tiện điện2 lần2,2 lần

Trong ngành vận tải cũng diễn ra những quá trình tương tự. Chẳng hạn, thợ đầu máy hơi nước với tính cách là hình thức vận tải đường sắt rất cơ bản đã nhường chỗ cho thợ lái đầu máy điện và đầu máy điêden, còn nghề đốt lò trong vận tải đã thuộc về quá khứ. Trong nông nghiệp, số lượng và tỷ trọng thợ cơ khí tăng lên nhanh chóng. Số lượng thợ cơ khí trong nông nghiệp tăng từ 2,5 triệu chiếm 8,6% vào năm 1960 lên 4,5 triệu chiếm 17,2% vào năm 1980 [28]. Thậm chí trong lĩnh vực phục vụ cũng xuất hiện và tăng cường số công nhân nghề lao động cơ khí hóa.

Như chúng ta thấy chỉ tiêu quan trọng nhất của việc hoàn chỉnh cơ cấu nghề nghiệp chuyên môn của giai cấp công nhân và nông dân nông trang trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật là sự phát triển số lượng và bộ phận công nhân các nghề lao động cơ khí hóa và tự động hóa bằng cách đẩy lùi dần các nghề lao động chân tay, nặng nhọc cũ, ít chuyên môn hóa. Khuynh hướng này phù hợp với đường lối Đại hội lần thứ XXV và XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô về việc hết sức thu hẹp lao động chân tay nặng nhọc và ít chuyên môn hóa. Do đó rất đáng phân tích quá trình biến đổi trong tương quan giữa số công nhân lao động chân tay và lao động cơ khí hóa trước hết trong các ngành chủ yếu của kinh tế quốc dân Liên Xô như công nghiệp và xây dựng. Triển vọng thực hiện nhiệm vụ xã hội quan trọng nhất do Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô đưa ra nhằm tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô, đẩy mạnh tiến bộ xã hội của nó nói chung: «cải tiến những điều kiện kinh tế — xã hội và sản xuất của lao động, tăng cường tính chất sáng tạo của lao động, hết sức thu hẹp lao động chân tay nặng nhọc và ít chuyên môn hóa» [29]— triển vọng đó gắn liền với quá trình này. Đại hội lần thứ XXVI Đảng cộng sản Liên Xô còn đặt vấn đề một cách rộng hơn: «Xã hội Liên Xô là xã hội của người lao động. Đảng và Nhà nước đã và đang dành nhiều cố gắng để biến lao động của con người không chỉ trở nên có năng suất hơn, mà còn có nội dung, thích thú, có tính chất sáng tạo. Ở đây việc loại bỏ lao động chân tay nặng nhọc ít chuyên môn hóa phải động vai trò quan trọng nhất. Hiện nay nước ta còn có hàng triệu người lao động chân tay. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội quan trọng. Giải quyết vấn đề này có nghĩa là loại trừ những cản trở to lớn trên con đường biến lao động thành nhu cầu sinh sống hàng đầu của mỗi người» [30]. Như vậy Nghị quyết của các Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô đặt sự tiến bộ kinh tế – xã hội của xã hội Liên Xô, trong đó kể cả việc hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của nó, thậm chí cả sự hình thành con người mới trực tiếp phụ thuộc vào việc đẩy lùi lao động chân tay, nặng nhọc, ít chuyên môn hóa, bằng cách tăng cường cơ khí hóa và tự động hóa. Việc nâng cao trình độ văn hóa – kỹ thuật và tính tích cực sáng tạo của giai cấp công nhân là điều kiện quan trọng nhất, động thời là kết quả của quá trình nói trên, chính vì vậy vấn đề tương quan giữa lao động chân tay và lao động cơ khí hóa có ý nghĩa to lớn cùng với sự tiến bộ xã hội của xã hội Liên Xô.

Kết quả của tốc độ phát triển nhanh chóng nói trên về số lượng công nhân các nghề lao động cơ khí hóa và tự động hóa là làm thay đổi tương quan về số lượng và tỷ trọng giữa công nhân lao động chân tay và lao động cơ khí hóa. Chỉ tính trong 10 năm, từ 1965 đến 1975, số lượng công nhân công nghiệp sử dụng máy móc, cũng như theo dõi hoạt động của các máy tự động đã tăng từ 40,3% lên 45,5%, còn số lượng công nhân lao động chân tay, không sử dụng máy móc đã giảm từ 40,6% xuống còn 34,6%, bộ phận công nhân làm lao động chân tay bên cạnh máy móc giảm từ 8,0% xuống 7,3% sau 10 năm đó. động thời tỷ trọng công nhân lao động sửa chữa và điều chỉnh máy móc, tức thợ tiện cơ khí chuyên môn hóa cao, thợ điều chỉnh đã tăng trong thời gian đó từ 11,2% đến 12,6%. Trong ngành xây dựng, số lượng công nhân lao động cơ khí tương ứng tăng từ 27,7% đến 36,7%, còn số công nhân lao động chân tay nặng nhọc đã giảm từ 60,1% xuống 50,2% [31].

Quá trình thu hẹp dần lao động chân tay nặng nhọc và những nghề nghiệp gắn liền với nó; thay thế những nghề nghiệp ấy bằng những nghề mới biểu hiện đặc biệt rõ ràng trong ngành xây dựng là ngành thực tế mới chỉ bắt đầu công nghiệp hóa từ nửa sau những năm 50. Ở đây lao động đào đất hoàn toàn được thay thế bằng hoạt động của thiết bị đào đất. Do áp dụng chi tiết và cấu kiện lắp ráp trong xây dựng và biến diện tích xây dựng thành diện tích lắp ráp mà nghề thợ xây, một nghề nghiệp lao động chân tay thuần túy đã nhường chỗ cho các nghề lắp ráp, hàn điện và hàn hơi, thợ máy, cần trục. Nhưng trong bản thân nền công nghiệp là nơi lao động của công nhân phần nhiều được cơ khí hóa thì số lượng công nhân các nghề chuyên môn hóa cao, gắn liền với lao động cơ khí hóa toàn bộ và tự động hóa, với kỹ thuật sản xuất mới cũng tăng lên.

Có thể phân tích sự phát triển hơn nữa số lượng công nhân lao động cơ khí hóa theo các xí nghiệp sản xuất riêng biệt và các ngành công nghiệp.

Chẳng hạn, tại nhà máy ô tô mang tên Đoàn Thanh niên Lênin tại Matxcơva, bộ phận công nhân làm công việc nhờ máy móc tăng tù 48,0% vào năm 1971 đến 53,9% vào năm 1980, bộ phận công nhân theo dõi hoạt động của máy tự động tăng tương ứng từ 1,2% đến 2.2%, tăng gần gấp 2 lần, còn công nhân lao động chân tay, không sử dụng máy móc đã giảm tương ứng từ 34,4% xuống 28.0% [32].

Nhưng bộ phận công nhân lao động chân tay nặng nhọc trong công nghiệp nhất là trong xây dựng vẫn còn lớn, điều đó không thể không kìm hãm quá trình đẩy mạnh sản xuất và những kết quả xã hội của nó trong đó kể cả quá trình xích gần lại với nhau giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa lao động trí óc và lao động chân lay.

Chính tại những nơi sản xuất thực hiện thành công đường lối của Đảng nhằm “cải thiện những điều kiện kinh tế — xã hội và sản xuất của lao động, hết sức thu hẹp lao động chân tay, nặng nhọc, ít chuyên môn hóa” [33] thì năng suất lao động và hiệu quả sản xuất đã tăng lên rõ rệt.

Chẳng hạn, Liên hợp Xí nghiệp luyện kim Orôxco Khali Lốp — người chiến thắng trong cuộc kiểm tra toàn Liên Xô về các chi phí lao động chân tay — trong 4 năm cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ mười đã rút được trên một ngàn thợ luyện kim ra khỏi công việc lao động chân tay. Xí nghiệp này đã đặt chương trình xóa 20 nghề lao động chân tay nặng nhọc. Trình độ cơ khí hóa sản xuất về cơ bản đã đạt 93.1% [34].

Tại một số xí nghiệp thuộc «Công nghiệp hơi đốt Orenbua», máy tự động và máy cơ khí đã xóa hoàn toàn lao động chân tay. Do đó năng suất lao động của mỗi công nhân ở nhà máy chế biến hơi đốt cao hơn. Chỉ số trung bình trong lĩnh vực công nghiệp này là 6 lần [35] ([i]). Thanh niên có trình độ trung học mong muốn đến làm việc tại các xí nghiệp này. Mặt khác chỉ có những công nhân có trình độ văn hóa — kỹ thuật cao mới có thể hiểu được kỳ thuật phức tạp và cơ cấu máy. 

Như vậy, các quá trình tự động hóa. cơ khí hóa sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa – kỹ thuật nằm trong một tổng thể thống nhất không ngăn cách.

V. I. Lênin dạy: “Rõ ràng là muốn tiêu diệt các giai cấp… phải tiêu diệt sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, cũng như sự khác biệt giữa người lao động chân tay và lao động trí óc” [36]. Nâng cao trình độ văn hóa – kỹ thuật của người lao động, trước hết là của giai cấp công nhân, là cơ sở của quá trình tập trung xã hội quan trọng trong quá trình xây dựng cộng sản chủ nghĩa, tức là xóa bỏ những sự khác biệt quan trọng giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Quá trình xích gần lại với nhau giữa người lao động chân tay và người lao động trí óc dựa một mặt (và đây là mặt chủ yếu) vào việc tri thức hóa lao động chân tay trong quá trình cách mạng khoa học kỹ thuật, mặt khác, vào sự kỹ thuật hóa, «công nghiệp hóa» ở mức độ nào đó, lao động trí óc, nhất là lao động quản lý, tức là dựa vào việc đảm bảo những phương tiện kỹ thuật tự động cho các quá trình lao động trí óc.

Quá trình xích gần người lao động trí óc và người lao động chân tay lại với nhau có một con đường rộng rãi qua việc xích gần lại với nhau giữa người công nhân và người lao động kỹ sư – kỹ thuật trên cơ sở trí thức hóa lao động chân tay của công nhân, xích gần tính chất lao động của họ lại lao động của trí thức kỹ sư – kỹ thuật. Một con đường thẳng khác là xích gần nông dân nông trang và trí thức nông nghiệp lại với nhau trên cơ sở công nghiệp hóa và trí thức hóa lao động của nông dân. Cuối cùng, một trong những phương hướng xích gần người lao động chân tay và người lao động trí óc lại với nhau là xích gần viên chức — không chuyên gia và trí thức lại với nhau trên cơ sở công nghiệp hóa và trí thức hóa lao động thực hiện, phục vụ một trong những phương hướng quan trọng nhất của công cuộc xây dựng cộng sản chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển là xóa bỏ nhanh chóng sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Quá trình này không động nhất với quá trình xích gần giai cấp công nhân và nông dân nông trang lại với nhau. Việc xóa bỏ những sự khác biệt giai cấp mặc dầu cũng đặt cơ sở kinh tế xã hội để giải quyết vấn đề xóa bỏ những khác biệt giữa thành thị và nông thôn, nhưng không giải quyết vấn đề này một cách toàn diện và đầy đủ, bởi vì giải quyết vấn đề này là một quá trình phức tạp và đa dạng, bao gồm một loạt yếu tố kinh tế – xã hội, văn hóa – sinh hoạt và đạo đức – tâm lý. Những phương hướng và yếu tố cơ bản của quá trình xích gần thành thị và nông thôn trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển là gì?

Cơ sở của quá trình ấy là xích gần kinh tế nông thôn với kinh tế thành thị lại với nhau. 

Do ảnh hưởng của công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống sản xuất ở nông thôn mà tính chất của lao động, trình độ chuyên môn – nghề nghiệp cũng như trình độ học vấn của tất cả những người lao động nông thôn trở nên gần với các tầng lớp dân cư thành thị tương ứng. Trước hết là với tầng lớp công nghiệp của giai cấp công nhân và với trí thức thành thị. Kinh tế nông thôn càng gần với kinh tế thành thị thì cơ cấu xã hội của nông thôn càng gần với cơ cấu xã hội của thành thị.

Cách mạng khoa học kỹ thuật không chỉ phát huy ảnh hưởng đến bản thân lĩnh vực sản xuất. Nó cũng ảnh hưởng lên vấn hóa – sinh hoạt, điều kiện sinh sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, đến trình độ văn hóa – kỹ thuật, và học vấn, đến lĩnh vực tâm lý tinh thần của cá nhân người sống ở nông thôn. Quá trình xích gần nông thôn với thành thị được thực hiện trong phương hướng đó. Một yếu tố không ít quan trọng của sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là sự tồn tại một phần kinh tế cá thể ở tất cả các tầng lớp dân cư nông thôn, bao gồm cả công nhân và trí thức, kinh tế phụ này đem lại một phần thu nhập nhất định cho ngân quỹ của các gia đình nông thôn. Điều này có ảnh hưởng không chỉ đối với cơ cấu thu nhập của người lao động nông thôn tức là đối với hình thức và mức độ thu nhập phần của cải xã hội. Điều này, như mọi người đã biết, là một trong những đặc điểm phân loại xã hội lêninnít – mà chủ yếu còn ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của cá nhân người dân nông thôn, đến luân lý của họ, bởi vì không phải tất cả kinh tế phụ của họ đều là kinh tế tự nhiên, mà một phần nhất định mang tính chất hàng hóa. Cho nên khả năng của phần xã hội của nông nghiệp đảm bảo được sự tất yếu trong điều kiện dân nông thôn có kinh tế phụ và trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển là yếu tố quan trọng nhất, quyết định quá trình xóa bỏ sự khác biệt quan trọng giữa thành thị và nông thôn.

Không thể xét quá trình xích gần thành thị và nông thôn một cách phiến diện, chỉ xuất phát từ quan điểm đẩy nông thôn đến trình độ của thành thị. Thành thị cũng có những biến đổi kinh tế xã hội gắn liền với quá trình đô thị hóa chung, cũng như chịu tác động của công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư nông thôn.

Có thể rút ra những kết luận chung gì về các quy luật cơ bản của sự hoàn chỉnh cơ cấu xã hội của chủ nghĩa xã hội phát triển?

Số lượng và tỷ trọng của lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng chính trị xã hội chủ đạo của xã hội – giai cấp công nhân – tăng lên.

Trên cơ sở đó cơ cấu xã hội của thành thị và nông thôn xích lại gần nhau, những sự khác biệt quan trọng giữa thành thị và nông thôn trong lĩnh vực kinh tế xã hội được khắc phục. Trình độ văn hóa kỹ thuật của giai cấp công nhân và nông dân nông trang được nâng lên, những sự khác biệt quan trọng giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay được khắc phục.

Tốc độ tăng nhanh về số lượng và do đó, về tỷ trọng của trí thức khoa học – kỹ thuật đã đẩy nhanh trình độ văn hóa – kỹ thuật của tất cả những người lao động – đó là hiện tượng quy luật trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật.

Tất cả những điều đó dẫn đến những quá trình rộng lớn xích gần các giai cấp và tầng lớp xã hội, thành thị và nông thôn, lao động trí óc và lao động chân tay lại với nhau. «Trên cơ sở phát triển nhịp nhàng nền kinh tế, bộ mặt xã hội của xã hội Liên Xô sẽ có thêm những nét mới. Những khác biệt giai cấp tiếp tục được xóa bỏ, tính nhất thể xã hội được củng cổ. Liên minh giai cấp công nhân, nông dân nông trang và trí thức nhân dân do giai cấp công nhân động vai trò chủ đạo là cơ sở vững chắc không gì lay chuyển nổi của cộng động lịch sử mới đã hình thành ở nước ta – nhân dân Liên Xô»[37]

Như vậy là trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển dưới tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật và chính sách xã hội của Đảng, các quá trình xích gần các giai cấp và tầng lớp xã hội đã phát triển theo hướng khắc phục 5 nhóm những khác biệt cơ bản: giữa các giai cấp, giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, giữa các tầng lớp xã hội trong nội bộ giai cấp. Ở đây rõ ràng dù có mối liên hệ lẫn nhau biện chứng giữa việc khắc phục sự phân hóa xã hội – giai cấp của xã hội đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản và sự xích gần lại của các giai cấp và tầng lớp xã hội trong quá trình phát triển toàn diện về chất và lượng của nó. Trên cơ sở đó liên kết toàn thể nhân dân Liên Xô thành một cộng động người lịch sử mới.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, trung ương tại Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô vạch rõ: «Trong những năm 70 vẫn tiếp tục xích gần các giai cấp và tầng lớp xã hội của xã hội Liên Xô lại với nhau. 

Đó là quá trình khách quan, nhưng tuyệt nhiên không phải là tự phát. Chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước động vai trò quan trọng trong đó» [38].

Những quá trình xích gần nhanh chóng các giai cấp và các tầng lớp xã hội của xã hội Liên Xô đã cho phép Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô rút ra kết luận lý luận quan trọng rằng «sự trở thành của cơ cấu xã hội không giai cấp về cơ bản và chủ yếu sẽ diễn ra trong khuôn khổ lịch sử của chủ nghĩa xã hội phát triển» [39]

Chú thích:

 [1] Tính theo kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1960 » M. 1961, tr 27.521-523, 633, 639, 648. (2) (3) Tính theo số liệu dẫn trên.

[2] Tính theo số liệu dẫn trên

[3] Tính theo số liệu dẫn trên

[4] Tính theo « Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1960» tr 7. 521, 523, 633, 636, 648

[5] Tài liệu Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô. M. 1981, tr. 52.

[6] V. I. Lênin toàn tập, xuất bản lần thứ năm, T. 41 tr. 310.

[7] Tính theo « Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1960» tr. 521, 633, 637; « Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1980 », M 1981, tr. 2, 82, 357, 367.

[8] Tài liệu Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, tr. 52.

[9] Trích theo « Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1960 » tr. 7, 216, 521, 526, 636; Kinh tế quốc; dân Liên Xô năm 1980, tr. 7, 131. 282, 383, 356. 357, 359, 367; « Bản tin thống kê » 1971, số 10, tr. 88 ; Xeniápxki S.L. « Những biến đổi trong cơ cấu xã hội của xã hội Liên Xô 1938 – 1970 », M. 1973, tr. 121 – 125.

[10] Báo «Sự thật» ngày 2-6-1976

[11] Tài liệu Đại hội lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô M.1971, tr74

[12] Tài liệu Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô, tr. 214

[13] Tài liệu Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô

[14] Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1980. tr. 27.

[15] Tính theo «Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1980. tr. 30.

[16] Như trên

[17] Kinh tế’ quốc dân Liên Xô năm 1980. tr. 30

[18] Bản tin thống kê 1974. số 7, tr. 92

[19] Như trên

[20] Xem S.L. Xeniapxki. Sự phát triển của giai cấp công nhân Liên Xô (1951 — 1965) M. 1966.

[21] Theo Bản tin thống kê, 1971, số 7

[22] Tính theo số liệu trên

[23] Bản tin thống kê, 1970, số 10, tr. 7, 77; 1973, số 11, tr. 78, 79, 87, 89

[24] Tài liệu Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, tr. 52

[25] Bản tin thống kê, 1970, số 10, tr. 7 — 77; 1973, số 11, tr. 78, 79, 87, 89

[26] Bản tin thống kê, 1980, số 6, tr. 63 – 66.

[27] Theo «Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1959» 1960. tr. 139, 578 ; «Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1975», tr. 210, 516

[28] Theo «Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1965» tr. 435, 413 ; «Kinh tế quốc dân Liên Xô năm 1980», tr. 282, 289

[29] Tài liệu Đại hội lần thứ XXV Đảng Cộng sản Liên Xô, tr. 215

[30] Tài liệu Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, tr. 57

[31] «Liên Xô qua số liệu năm 1973» M. 1974. tr. 166. s. L. Xeniapxki. Quá trình xích gần các giai cấp và tầng lớp xã hội xã hội Liên Xô trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển tr. 13 – 14.

[32] Lưu trữ của Bộ Công nghiệp ôtô

[33] Báo “Sự thật” 1981, 4 tháng 4

[34] Báo “Sự thật” 1984,  4 tháng 4. 

[35] Như trên

[36] V. I. Lênin Toàn tập, xuất bản lần thứ V, tập 39, tr. 15.

[37] «Về kỷ niệm 60 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại» Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 31-1-1077, M. 1977, tr. 11

[38] Tài liệu của Đại hội lần thứ XXVI Đảng Cộng sản Liên Xô, M. 1981, tr. 52.

[39] Như trên, tr. 53.


[35] Như trên

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s