Khang Bạch
Về việc vận dụng và triển khai các khái niệm của chủ nghĩa Marx
Chủ nghĩa Marx từ lâu đã rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng và triển khai các khái niệm của chủ nghĩa Marx trên thực tế bởi thế hệ trước – những người chống Cộng, và hiện nay – các bạn tự nhận mình theo “cánh Tả” đều trên thực tế, không dựa vào chủ nghĩa Marx hay nguyên văn của Marx, mà thường là loại ngôn ngữ khác hoàn toàn “méo mó” khỏi theo ý kiến của mình, tác phẩm của Marx, hoặc ít nhất là các khái niệm được định nghĩa rõ ràng và có sự thống nhất chung nhất định theo truyền thống chủ nghĩa Marx.
Bằng cách vạch ra một số sai lầm trong bài “Game hóa: Hình thức bóc lột mới?” trên trang “Vỡ lòng công nghệ” và vận dụng lý luận của Rosa Lichtenstein, mình xin đưa ra một cách tiếp cận về ngôn ngữ theo phong cách chủ nghĩa Marx (không theo truyền thống duy vật biện chứng) là như thế nào và hiện tượng bái vật hóa ngôn ngữ xảy ra trên bài viết mà mình muốn phê phán, game hóa. Ở mục 1 mình chỉ phê phán về cách tác giả sử dụng ngôn ngữ “Marxian” hay “Marxist”, ở mục 2 mình xin đề cập nhiều hơn về bái vật hóa ngôn ngữ và ở mục 3 là so sánh cách Marx sử dụng ngôn ngữ so với tác giả mình đề cập.
KHÔNG PHẢI THA HÓA VÀ BÓC LỘT
Việc vận dụng các khái niệm chủ nghĩa Marx mà không đặt trong phương pháp duy vật lịch sử, hay tách rời nó ra khỏi các nhận định của Marx thường dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau.
Các nhận định được rút ra từ việc chỉ phân tích dựa vào khái niệm thường rất mơ hồ, và thường dẫn đến các lập luận yếu kém do các phân tích chỉ đặt trong khái niệm được đề ra. Ví dụ như cho rằng:
“(1) Trong bối cảnh Marxian, ý nghĩa của “bóc lột” chỉ mô tả quan hệ trao đổi, và (2) khai thác là một phần cấu trúc cần thiết của tư bản; nó là cơ chế để nhà tư bản dùng để tích lũy một phần tài sản lớn quá mức.”.
Bóc lột không thể nào được giải thích trọn vẹn nếu đặt nó ra khỏi phương thức bóc lột, và mối liên hệ của nó với phương thức sản xuất (phương thức bóc lột), quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất (việc mô tả bóc lột trong phương thức sản xuất). Cũng như quan hệ trao đổi ở đây thực sự mang ý nghĩa rất mơ hồ nên mình sẽ cho rằng:
(a) nếu quan hệ trao đổi ở đây là quan hệ sản xuất, thì phương thức bóc lột có các điểm tương quan và quan hệ chặt chẽ với quan hệ sản xuất, chứ không phải là để mô tả quan hệ sản xuất.
(b) là nếu ám chỉ về phần xã hội của phương thức sản xuất, mà cũng có rất nhiều điểm tương quan với quan hệ sản xuất, nhưng cả hai đều không phải là một,
(c) nếu quan hệ trao đổi ở đây ám chỉ các quan hệ trong thị trường, ví dụ như trao đổi, thì làm sao có thể xem xét lao động strictly dựa vào các trao đổi trên thị trường? Và “quan hệ trao đổi” như trên chỉ xảy ra trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay có xảy ra ở các phương thức sản xuất khác hay không, nếu có, thì có nghĩa là bóc lột ở đây cũng hoàn toàn thất bại cùng với “bối cảnh Marxian” của nó, còn không, thì tác giả phải khẳng định rằng bằng cách nào đó các phương thức sản xuất trước đó hoặc không bóc lột, hoặc không mô tả quan hệ trao đổi.
(Phương thức bóc lột mà Marx đề cập dĩ nhiên là có quan hệ chặt chẽ với quan hệ sản xuất, tuy nhiên, bóc lột không nhất thiết chỉ có “quan hệ trao đổi”, mà phương thức đằng sau nó không thể chỉ xem xét bằng mỗi “quan hệ” thôi. (2), khai thác là một phần cấu trúc cần thiết của tư bản thì khai thác là như thế nào, một phần cấu trúc cần thiết của tư bản có nghĩa ra sao? Làm sao khai thác là cơ chế cần thiết cho nhà tư bản tích lũy tài sản lớn quá mức? Tuy nhiên việc đi sâu vào tấn công luận điểm “khai thác” có lẽ là không cần thiết nếu như “khai thác” thuần túy là lỗi sai sót đánh máy của người viết mà thực chất ở đây là bóc lột, còn nếu không thì thực sự cũng không thể hiểu nổi dụng ý của tác giả là gì.
Ở đoạn trên, “bối cảnh Marxian” ở đây thực chất là không có, ở nhận định:
Nếu nói là công nhân chơi game không được chút lợi nào thì cũng không hẳn đúng. Trải nghiệm chơi game dĩ nhiên là có giá trị nội tại. Hơn nữa, “công nhân game” thường tích lũy được một dạng thù lao biểu tượng.
Và:
Thù lao biểu tượng cộng dồn từ playbor có thể chuyển đổi thành tiền hoặc vốn văn hóa.
Khi phân tích về hiện tượng bóc lột, người ta không chỉ nhìn nhận “bóc lột là gì”. Việc người lao động bị bóc lột như thế nào, chỉ có thể hiểu rõ thông qua việc phân tích phương thức bóc lột, qua việc phân tích các tiến trình lao động. Bối cảnh Marxian ở đây, tức là phải đặt bóc lột trong phương thức bóc lột. Đặt trong phương thức bóc lột tức là phải phân tích phương thức sản xuất, và suy xét tương quan của nó với lực lượng sản xuất tương ứng để có được, kể cả là khái quát chung các trường hợp mà ta có thể suy xét nhờ vào các ví dụ trong thực tế, chứ không phải là tiên nghiệm dựa trên các giá trị trừu tượng tự đặt ra. Việc phân tích theo quy tắc lý luận còn có 1 lợi thế: người ta không thể sử dụng khái niệm đặt trong hệ thống lý luận 1 cách bừa bãi được, và từ ngữ trong hệ thống không thể được giải thích tách rời ra khỏi hệ thống chứa nó. Kể cả có trường hợp một người muốn triển khai phân tích hiện tượng dựa trên một khái niệm, người đó bắt buộc phải vận dụng hệ thống chứa nó dù có muốn hay không, tức là lí luận khái niệm đó bằng hệ thống chứa nó đặt ra, việc phân tích khái niệm không dựa vào quy tắc lí luận nhất định chỉ có thể dẫn tới ngộ nhận và rút ra các lập luận rất yếu, nên người viết lúc này bắt buộc phải tự mình bổ sung ý nghĩa cho nó, ép buộc thô bạo từ ngữ vào trong ideal world của chính người viết.
Lao động tuy là hoạt động tạo ra giá trị, nhưng bản thân nó không hề có giá trị, cũng như lao động là hoạt động sản xuất, còn sức lao động mới được sử dụng trong lao động sản xuất. Cho nên người lao động mới bán sức lao động chứ không hề bán lao động, tuy nhiên các giá trị do sức lao động tạo ra không hề mang đặc điểm hay tính chất “nội tại” (hàng hóa mang giá trị tiêu dùng không thể mang tính nội tại (giá trị tiêu dùng là “substance” của hàng hóa), cũng như giá trị trao đổi trên thị trường cũng thể mang tính nội tại, ví dụ như khi một người mua nước uống vì anh ta có nhu cầu giải khát, thì ở đây giá trị tiêu dùng của chai nước có mang tính “nội tại” gì hay không??? ). Việc phân tích sức lao động không hề quy về các giá trị nội tại cũng như thù lao biểu tượng không thể là lợi lộc của “Playbor”. “Thù lao biểu tượng” là thù lao được tính toán để kiềm kẹp giới hạn giá trị cần thiết mà người công nhân có thể lao động thông qua việc giới hạn tiền công thông qua các “biểu tượng” (thứ hạng, quà được gift,….) nhằm tối đa hóa lượng tư bản khả biến cho nhà tư bản, và cũng là 1 cách hay để cho rằng khi người lao động không thể hoàn thành khối lượng công việc được giao, thì đó là lỗi của người đó, chứ không phải doanh nghiệp. Việc kiềm kẹp giá trị cần thiết là rất cần thiết cho CNTB để duy trì lợi nhuận, tuy nhiên, với áp lực về thứ hạng ngày càng cao, ta cũng có thể bắt gặp các trường hợp người công nhân bắt buộc phải tự thân tăng cường cường độ lao động – ví dụ như làm ngoài giờ quá số giờ quy định trong luật lao động, hoặc lao động với điều kiện rủi ro cao hơn,….để giữ thứ hạng, để kiếm thêm chút ít tiền công cho các nhu cầu xã hội của mình, người được lợi duy nhất từ hệ thống này chỉ có các doanh nghiệp, vì thặng dư của nhà tư bản lúc này cũng tăng cao hơn. Việc người lao động phản ứng ở đây là với hệ thống bóc lột hà khắc này, chứ không phải về hiện tượng “tha hóa” trong sản xuất tư bản mà tác giả đề cập dưới đây, nói cách khác, người lao động phản ứng với hiện tượng “the domination of the dead to the living”, phản ứng với các “thù lao biểu tượng” mà tác giả đề ra như là lợi lộc cho người công nhân.
Nói về tha hóa, tác giả lại cho rằng:
Chuyển sang câu hỏi tiếp theo, tôi muốn đưa ra giả thuyết là game hóa rất hiệu quả vì nó là cơ chế loại bỏ sự tha hóa khỏi sản xuất tư bản
Và ở đoạn này, tôi vẫn không thể thấy được tác giả lấy quan sát của mình từ đâu ra:
Điều quan trọng là, công nhân luôn phản ứng mạnh mẽ với tính tha hóa hơn là với tính bóc lột của nó—không có gì đáng ngạc nhiên bởi tính bóc lột thường được ngụy trang rất tốt.
Trước khi đi vào tha hóa do tác giả đề ra, ta phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà tác giả có thể nhận biết được người công nhân thường phản ứng với tính tha hóa – nếu nói chung, là hiện tượng rất phổ biến trong lịch sử loài người, mạnh mẽ hơn và tại sao tác giả lại cho rằng tính bóc lột lại được ngụy trang tốt hơn tính tha hóa? Trong khi tính tha hóa luôn có hiệu ứng của “camera obscura” và sự bái vật giáo hàng hóa cũng như luôn luôn bao gồm sự đảo ngược của lao động và thế giới nó tạo ra, cũng như sự thống trị của lao động với thế giới mà nó tạo ra – nghĩa là người lao động không hề sở hữu thành quả lao động cũng như phương tiện sản xuất, và bị chia tách khỏi hoạt động lao động qua đó đánh mất nhân tính và bản chất con người, cũng như lao động “chết” quay trở lại thống trị lao động “sống” thông qua các hoạt động giao dịch cũng như chuyển biến của thị trường đều diễn ra “sau lưng” của người lao động – hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, thì ở đây người lao động sẽ phản ứng như thế nào với sự tha hóa? Tác giả có thể lập luận rằng việc đình công bản thân nó cũng là hoạt động phản ứng lại sự tha hóa, vì đình công giúp giành lại sở hữu thành quả lao động thông qua việc thỏa thuận về chất lượng nơi làm việc cũng như tiền công về phía người lao động, tuy nhiên nếu như thế thì tác giả buộc phải công nhận lúc này bóc lột và đình công thực chất “tính ngụy trang” cũng chả tốt hơn nhau.
Việc cưỡng ép từ ngữ khỏi hệ thống lí luận của chính nó khiến tác giả phải cưỡng ép giả thuyết của mình: cơ chế game hóa rất hiệu quả vì nó là cơ chế loại bỏ sự tha hóa khỏi sản xuất tư bản. Tuy nhiên:
We proceed from an actual economic fact.
The worker becomes all the poorer the more wealth he produces, the more his production increases in power and size. The worker becomes an ever cheaper commodity the more commodities he creates. The devaluation of the world of men is in direct proportion to the increasing value of the world of things. Labor produces not only commodities; it produces itself and the worker as a commodity – and this at the same rate at which it produces commodities in general.
This fact expresses merely that the object which labor produces – labor’s product – confronts it as something alien, as a power independent of the producer. The product of labor is labor which has been embodied in an object, which has become material: it is the objectification of labor. Labor’s realization is its objectification. Under these economic conditions this realization of labor appears as loss of realization for the workers[18]; objectification as loss of the object and bondage to it; appropriation as estrangement, as alienation
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1844/manuscripts/labour.htm
Tha hóa, hiểu theo Marx, không phải để xác định một thái độ, hay cảm giác thiếu vắng sự kiểm soát. Mặc dù người ta có thể cảm nhận được tha hóa, nhưng Marx không tập trung vào cảm giác của cá nhân với sự tha hóa, mà là hiệu ứng của tha hóa lên các tầng lớp khác nhau trong phương thức sản xuất xác định. Tha hóa là cấu trúc được giải thích dựa trên sự tách rời giữa “sphere of pursuit of purely individual interest và sphere of communal interest” (mình không biết dịch như thế nào nên để tiếng Anh). Hơn nữa, gốc rễ của sự tách rời giữa hai sphere này là sự tồn tại của xã hội dân sự, cái là yếu tố thực sự mà bản chất của nó như là một bản sao tương ứng tồn tại bên trong nhà nước (the state). Vì kinh tế là trọng tâm “money is the estranged essence of people’s work and people’s existence and this alien essence dominates them, and they workship it…”[CW 3:172. 174]. Cho nên tha hóa không chỉ được trải nghiệm bởi công nhân, nhà tư bản cũng trải nghiệm cảm giác tha hóa, nhưng khác với người công nhân, nhà tư bản trải nghiệm tha hóa như một “trạng thái”. Người công nhân trải nghiệm tha hóa như “hoạt động”. Tuy nhiên Marx không tập trung vào trải nghiệm tha hóa của nhà tư bản, vì trải nghiệm tha hóa của nhà tư bản không giúp truy vấn các thể chế chống đỡ nó.
Hiện tượng tha hóa thường được hiểu dưới các khía cạnh sau:
- Tha hóa khỏi sản phẩm lao động. Chủ yếu qua hiện tượng vật hóa lao động (objectification of labor). (Alienation from product of labor).
- Tha hóa khỏi hoạt động lao động. (Alienation from activity of labor)
- Tha hóa khỏi tính người. (Alienation from one’s humanity)
- Tha hóa lẫn nhau. (Alienation from one another)
Và các khía cạnh này, như đã nêu trên, bám rễ rất sâu trong xã hội tư bản. Xã hội tư bản cần tha hóa để hoạt động, hoạt động sản xuất gắn liền với tha hóa, vì tha hóa trong sản xuất còn chuyển sang loại hình khác là sở hữu tư nhân, hay cũng như các hiện tượng bái vật giáo kinh tế cũng gắn liền với hiện tượng tha hóa. Nếu như chính sách quản lí “game hóa” loại bỏ được tha hóa, phương thức này bắt buộc phải loại bỏ phương thức sản xuất hiện hữu, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra qua đấu tranh giai cấp, để cho nội dung vật chất lật đổ hình thái xã hội hiện hữu. Còn nếu không thì tác giả phải đề ra khái niệm tha hóa mới, nằm ngoài hẳn cả khung lý luận “Marxian” mà tác giả đề cập.
Còn nếu bóc lột được ngụy trang rất tốt, nói theo logic của tác giả (chứ không phải ông Marx), thì tại sao tha hóa lại được ngụy trang không tốt bằng? Tại sao khi người công nhân, trên thực tế, như công nhân Now phản ứng với chính sách mới mà công ty đưa ra, hay một người công nhân phải nhảy cầu tự tử, thì anh ta đang phản ứng với sự tha hóa? Khi người công nhân Google lập công đoàn, khi các công nhân Blizzard và Ubisoft phản ứng với trả lời các cáo buộc từ ban quản trị, thì có phải họ đang phản ứng với sự tha hóa? Khi các nhân viên giao hàng TQ phản ứng với hệ thống thống trị họ, thì họ đang phản ứng với cái gì?
Mình không biết người viết bài nghiên cứu case study như thế nào, nhưng những nhận định như trên là xa rời với tinh thần của chủ nghĩa Marx và hơn hết là rất xa rời thực tế – ở đây các khái niệm của người viết phản ánh thực tế xã hội thông qua lối phân tích của người viết, ngôn ngữ ở đây được trình bày để hợp lí hóa góc nhìn của người viết chứ không mang tính liên lạc.
CHƠI VÀ BÁI VẬT HÓA NGÔN NGỮ
Thực chất chúng ta không cần xem xét hay điều tra khái niệm chơi trong trường hợp này, việc xem xét khái niệm chơi và so sánh với lao động ở trường hợp này mà nói có thể coi là gượng ép khái niệm, vì chỉ so sánh ở khái niệm chơi không thể nào mở ra cho ta thấy hết việc phân tích khái niệm này và việc áp dụng nó trên thực tế đã xa rời nhau như thế nào.
“One of the most difficult tasks confronting philosophers is to descend from the world of thought to the actual world. *Language* is the immediate actuality of thought. *Just as philosophers have given thought an independent existence, so they were bound to make language into an independent realm. This is the secret of philosophical language, in which thoughts in the form of words have their own content*. The problem of descending from the world of thoughts to the actual world is turned into the problem of descending from language to life….
“The philosophers have only to dissolve their language into the ordinary language, from which it is abstracted, in order to recognise it, as the distorted language of the actual world*, and to realise that neither thoughts nor language in themselves form a realm of their own, that they are only *manifestations *of actual life.”
Marx and Engels The German Ideology 1970
Ở mục này mình xin trích lý luận của Rosa Lichtenstein:
Traditional Philosophers, those who peddle the “ruling ideas” of the ruling-class, have, since ancient Greek times, attempted to derive fundamental truths about reality from this distorted language, and thus from thought alone — which truths they then happily imposed on nature and society dogmatically.
Why they did this we can leave for now.
In doing this, as Wittgenstein noted, they project the means by which we represent the world (language) onto the world, so that, like the ancients who believed that the gods had created the world out of the words of their mouths, this ideal world became in effect the creation of distorted language. Instead of language reflecting the world, the world reflected language. Linguistic categories (Being, Cause, Mind, Substance, Property, Quality, etc., etc.) not only constituted this Ideal world, they ran it. This then ‘allowed’ traditional theorist to impose their *a priori*thought-forms (which changed their content with each new Mode of production) onto the world. Language was thus imbued with a power of its own, divorced/alienated from its role in communal life — it went on holiday, as Wittgenstein also noted. It was thus fetishised.
https://marxism.csbs.utah.narkive.com/D0HMnbSj/re-guy-robinson
Như trích đoạn trên của Marx, vấn đề của ngôn ngữ triết học là “descend” nó xuống ngôn ngữ cuộc sống, ngôn ngữ triết học chỉ có thể được nhận ra, “as the distorted language of the actual world”. Ngôn ngữ của họ, thường bị tách rời khỏi hệ thống lí luận mà họ vay mượn, và tách rời khỏi thế giới thực tại chỉ có thể phản ánh thế giới “ideal” của họ thông qua hình thái tư tưởng a-priori của họ, và vận hành thông qua ngôn ngữ này. Ngôn ngữ lúc này của họ tự nhuộm với “a power of its own”. Lúc này ngôn ngữ của họ đã được bái vật hóa. Từ ngữ của những người này được diễn giải xa rời khỏi mối quan hệ thật sự giữa hệ thống họ vay mượn, giữa mối quan hệ giữa các vật với nhau, và nó chỉ hoàn toàn hợp lí trong thế giới của họ.
Cũng như cách mà tác giả bàn về tha hóa và bóc lột ở mục (1), ta có thể thấy bái vật hóa ngôn ngữ in full effect có thể được tóm tắt như thế nào, ở đây, mình xin nêu ra một số đặc điểm:
- Ngôn ngữ bị tách rời khỏi hệ thống nó vay mượn, và được khoác lên hình thái alienated thought form
- Những khái niệm đó tự bản thân nó không có các đặc trưng (của alienated thought form) đó.
- Những khái niệm đó trông như tự bản thân nó có các đặc trưng (của alienated thought form) đó, thông qua lí luận của tác giả.
Dựa vào những đặc điểm này, cũng như lập luận của Rosa Lichtenstein phát triển thêm từ lập luận của Feuerbach: không chỉ các niềm tin tôn giáo và thần học đại diện cho góc nhìn tha hóa của con người, các tư tưởng siêu hình học cũng diễn giải sai lầm thực tại xã hội. Thành quả của các quan hệ xã hội của con người (ở đây là ngôn ngữ) bị đảo lộn, bóp méo thành quan hệ thực sự giữa các vật, hoặc trở thành chính chúng. Ở đây, là việc triển khai thuật ngữ của tác giả và game hóa.
Bởi vì ngôn ngữ bị bái vật hóa, nên nó cũng đại diện cho góc nhìn tha hóa của giai cấp thống trị và mang theo tư tưởng của giai cấp thống trị phổ biến cho giai cấp vô sản. Ngôn ngữ có tính xã hội và sự tuyên truyền của ngôn ngữ vẫn mang tính từ trên xuống, ngôn ngữ có tính xã hội vì ngôn ngữ là hiện tượng xã hội ( social phenomenon) bắt nguồn từ lao động tập thể (collective labour) nhưng mang tính từ trên xuống do người công nhân không sở hữu lực lượng sản xuất tinh thần, mà giai cấp nào sở hữu lực lượng sản xuất vật chất cũng sở hữu lực lượng sản xuất tinh thần (ở đây là giai cấp thống trị). Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ta coi những người trí thức thuộc giai cấp thống trị mà các ý tưởng họ triển khai đều thuộc về giai cấp thống trị, hoặc “in line” với lợi ích và nhu cầu với giai cấp thống trị.
Ngôn ngữ như thế thường có tính “riêng tư”, 1 loại ngôn ngữ riêng tư chỉ có thể hợp lý hóa thông qua chính nó.
Cũng như cách tác giả sử dụng thuật ngữ Marxian, hay các khái niệm của game hóa; cả hai đều mang tính riêng tư, đều được thực hiện phân tích thông qua việc phân tích ngôn ngữ của họ và hợp lí trong thế giới riêng tư đó, sau đó sử dụng các kết luận rút ra từ thế giới đó để phản ánh thực tại xã hội bất luận các kết quả thường nghiệm chống lại nó. Cũng như chứng tỏ việc vận dụng các khái niệm đó theo khung lý luận Marxist thật sự thì tác giả rất yếu, không thể làm được nên phải lựa chọn lối tiếp cận mang tính “riêng tư”. Ngôn ngữ lúc này không chỉ trừu tượng mà còn siêu hình, do ngôn ngữ đã bị tách ra khỏi chức năng của nó như là phương tiện giao tiếp, là sản phẩm xã hội của lao động tập thể mà trở thành thứ ngôn ngữ được coi là công cụ giúp ẩn chứa 1 code ẩn phản ánh bản chất thật nằm ẩn giấu bên trong quá trình lao động, chỉ có thể qua việc vận dụng và phân tích ta mới nhìn ra được. Việc vận dụng và phân tích dòng code này chỉ có thể được thực hiện bởi một nhóm người được “đào tạo” cho việc này, ở đây là các quản lí, hoặc những người độc giả ở bài viết được nêu do tác giả đã “giải mã” cho họ, nhưng kể cả vậy giữa nhóm người này cũng không thể đi đến vấn đề nhất quán về đoạn giải mã trên, vì sự bái vật hóa ngôn ngữ không cho phép điều đó ( Giải thích ở mục dưới). Tới đây khi ta cho rằng ngôn ngữ là sản phẩm xã hội của lao động tập thể, là phương tiện liên lạc được sử dụng bởi những người sử dụng lực lượng sản xuất xuyên suốt nhiều thế kỷ thì ta cũng có thể cho rằng do ngôn ngữ của tác giả và bản thân những người vận động ủng hộ và thực hành game hóa tách rời khỏi giai cấp sản xuất vật chất: nhóm người này trở thành lực lượng tiếp tục duy trì sự thống trị của tư tưởng thống trị nhưng không phải là vì họ ý thức được việc đó, mà là vì khi truy vết các tư tưởng của họ hoặc cách họ sử dụng ngôn ngữ, ta có thể thấy các dòng tư tưởng thống trị trong đó. Ý tưởng sử dụng ngôn ngữ tách rời khỏi vai trò phương tiện liên lạc từ lâu đã là tư tưởng thống trị trải dài trong lịch sử, chỉ là khó nhận ra mà thôi.
Vì sao ngôn ngữ của tác giả không tương thích với truyền thống Marxist
Phần này chỉ nên xem như gợi ý của mình về tại sao ngôn ngữ của Marx (rộng hơn là trong dòng chảy Marxist) và tác giả là không thể nào tương thích (việc mà mình đã làm ở phần 1), cũng như tại sao phép trừu tượng của Marx không vướng vào bái vật hóa ngôn ngữ mà người viết phạm phải, cũng như để làm rõ về “phương pháp trừu tượng” của Marx. Việc phân tích ngôn ngữ của một tác giả, đặc biệt là người phê phán ngôn ngữ bị bái vật hóa thường rất dài dòng, cần độ tỉ mỉ và trình độ học thuật cao, do giới hạn trình độ của mình và rất nhiều vấn đề thật sự cần phải phân tích để kết luận, ở đây mình chỉ gợi ý một số luận điểm theo Rosa.
Trước hết từ phía Marx (già), Marx đã luôn nhận xét vai trò của ngôn ngữ, trong hoạt động hằng ngày, gắn liền với sản xuất vật chất khác xa với thứ ngôn ngữ mà các triết gia triển khai, chứng tỏ rằng Marx nhận thức được ngôn ngữ trong quá trình sản xuất tinh thần (mental production) đã bị bóp méo bởi các trí thức như thế nào, cũng như tại sao vai trò của ngôn ngữ lại là phương tiện liên lạc:
“Man is the immediate object of natural science; for immediate, sensuous nature for man is, immediately, human sensuousness (the expressions are identical) — presented immediately in the form of the other man sensuously present for him. Indeed, his own sense-perception first exists as human sensuousness for himself through the other man. But nature is the immediate object of the science of man: the first object of man — man — is nature, sensuousness; and the particular human sensuous essential powers can only find their self-understanding in the science of the natural world in general, just as they can find their objective realisation only in natural objects. The element of thought itself — the element of thought’s living expression — language — is of a sensuous nature. The social reality of nature, and human natural science, or the natural science of man, are identical terms.”
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1844/manuscripts/comm.html
“Hence, when we bring the products of our labour into relation with each other as values, it is not because we see in these articles the material receptacles of homogeneous human labour. Quite the contrary: whenever, by an exchange, we equate as values our different products, by that very act, we also equate, as human labour, the different kinds of labour expended upon them. We are not aware of this, nevertheless we do it. Value, therefore, does not stalk about with a label describing what it is. It is value, rather, that converts every product into a social hieroglyphic. Later on, we try to decipher the hieroglyphic, to get behind the secret of our own social products; for to stamp an object of utility as a value, is just as much a social product as language.”
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1867-c1/ch01.html
“Language is as old as consciousness, language is practical consciousness that exists also for other men, and for that reason alone it really exists for me personally as well; language, like consciousness, only arises from the need, the necessity, of intercourse with other men.”
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1845/german-ideology/ch01a.htm#a3
Bởi vì ngôn ngữ là sản phẩm xã hội, ngôn ngữ cũng mang tính giai cấp, qua đó mang luôn các tư tưởng thống trị vào đại chúng
Tiếp theo, nếu không nói đến các trích đoạn Marx nhận xét mà thật sự xem xét về việc Marx triển khai các khái niệm, về cách ông ta “trừu tượng (abstract)” khái niệm (no pun intended):
A1. Ngôn ngữ là sản phẩm xã hội
A2. Vì ngôn ngữ là sản phẩm xã hội, trừu tượng hóa ngôn ngữ sẽ tước bỏ tính xã hội của nó (tại sao trừu tượng hóa ngôn ngữ sẽ tước bỏ tính xã hội của nó mình đã chỉ ra ở phần 2).
A3. Nếu một ngôn ngữ có thể được trừu tượng, thì nó không thể mang tính xã hội, tức là cũng không thể được tiếp thu bởi người khác, cũng như xem xét tính đúng đắn của nó hay ý nghĩa của nó
A4. Một lý thuyết khoa học, bất kể là ngôn ngữ có mang tính chuyên ngành như thế nào cũng không thể trừu tượng hóa. Vì phương pháp nghiên cứu và ngôn ngữ nó sử dụng được vận dụng bởi nhóm người có trình độ chuyên môn ra sao, thì phương pháp nghiên cứu và ngôn ngữ của nó phải dựa vào các đặc tính xã hội (quá trình nhóm người này tiếp thu phương pháp và vận dụng nó, sự giao tiếp và trao đổi giữa các cá nhân trong nhóm này….) và hơn hết là ý tưởng giữa các cá nhân trong nhóm này đều có thể được kiểm chứng với nhau, với thực tại, và với các tiêu chuẩn thông thường được đặt ra.
Cho nên ngôn ngữ mà Marx sử dụng khác với người viết bài, người ta có thể dễ dàng sử dụng lý thuyết được gợi ý từ Marx (chủ nghĩa duy vật lịch sử, dĩ nhiên) và đối chiếu cũng như thực hành dựa trên lý luận đặt ra, cũng như phê phán các lý thuyết Marxist khác nhau, vì ngôn ngữ Marx bắt buộc không được trừu tượng hóa, các khái niệm của Marx trên thực tế (như phương tiện sản xuất, giá trị, giá trị sử dụng,…) đều trở thành các khái niệm chung mang tính đại chúng, công cộng cũng như đều phải có tính áp dụng trên thực tế, cũng như ngôn ngữ này mà nói không thể mang tính kỳ bí (mystic) của ngôn ngữ cá nhân được.
Người viết bài, tuy nhiên, quan niệm “bóc lột” để chỉ “quan hệ trao đổi”, và “tha hóa” là cơ chế vận động nội tại bên trong sản xuất tư bản. Cả “bóc lột” lẫn “tha hóa” của người viết đều định nghĩa strictly không dựa vào “appearance”, mà được dùng để định nghĩa theo “bản chất”(essence) của khái niệm hay từ ngữ đó. Ở đây, phép trừu tượng của tác giả quyết định ý nghĩa của “bóc lột” và “tha hóa”, dựa trên những tính chất mà người viết quy định và lập luận. Người đọc có thể hiểu như văn cảnh được đề ra (bất kể văn cảnh này là như thế nào) và không thể kiểm chứng được lập luận của tác giả trên thực tế là như thế nào, hay dám chắc là họ cùng hiểu như tác giả.
Về lại game hóa
Về phần “Game hóa” cũng như vậy, game hóa trên thực tế là không thể tồn tại, thậm chí để making sense một ngày làm việc như game thì cũng không thể, thậm chí là nonsense. Nhưng khi các nhà quản lí, các ông chủ doanh nghiệp và guru của thung lũng silicon nảy ra ý tưởng về chính sách quản lí mới, họ ngay lập tức trừu tượng và xóa bỏ ý nghĩa công cộng của trò chơi điện tử, trò chơi, hay chơi nói chung mà ngay lập tức biến đổ chúng thành các khái niệm hoàn toàn riêng tư và cá nhân, thậm chí còn không nhất quán với thực tại xã hội (các ví dụ game hóa ứng dụng trong các tập đoàn vận chuyển công nghệ ở TQ gây rủi ro cho công nhân là rất nhiều, ở VN thì rõ nhất là hệ thống tính điểm của Now mặc dù không tới mức cực độ như TQ, cũng có không ít tai tiếng) lẫn giữa các cá nhân với nhau về mặt khái niệm (như việc nhất quán về cách quy định lao động trong game hóa chẳng hạn) hay viện dẫn tới khái niệm mà ngôn ngữ của nó hoàn toàn mang tính riêng tư, và thậm chí còn bái vật hóa cả ngôn ngữ vốn đã được bái vật hóa rồi của cả Roger Caillois hoặc Johan Huizinga làm cho khái niệm “chơi” vốn đã bị bái vật hóa, nay lại càng rối rắm hơn trong đống bùi nhùi mà những người này đặt ra, nếu không muốn nói tới cả nỗ lực viện dẫn tới chuyên môn nghiên cứu tính chất văn hóa của việc “chơi” – ludology, nhằm hợp lí hóa chính sách quản lí “game hóa”, bây giờ ẩn danh dưới lớp phủ “văn hóa” hay “văn hóa công sở”.