Ngày hội toàn dân

#ChinhTri#Tôi_Đi_Bầu

Cái câu “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” (Đ15, HP2013) nhiều người giải thích kiểu X vừa là quyền vừa là nghĩa vụ.

Quyền và nghĩa vụ khác nhau rõ: một bên là ta được phép thực hiện hay không, bên còn lại không thực hiện là vi phạm pháp luật.

Cũng vậy, quyền đi đôi với nghĩa vụ như trong bất kỳ giao kèo (hợp đồng) nào của công dân với nhau. Hai bên đều đồng thời có những quyền và nghĩa vụ, tôi mua của anh 10 tạ thịt, quyền của tôi là kiểm tra hàng, nghĩa vụ của tôi là trả tiền đúng theo thoả thuận. Đấy là quyền đi đôi với nghĩa vụ.

Gọi X là quyền của công dân. Tôi không thực hiện X, ví dụ quyền hiến mô, quyền ly hôn, có vi phạm pháp luật không? Chắc không cần bàn.

Công dân vừa có quyền X, vừa phải tôn trọng những nghĩa vụ Y, Z khác, ví dụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật là nghĩa vụ, không phải là quyền.

Sẵn hôm nay là ngày bầu cử, tôi nói qua về sự kiện này.

See the source image

Bầu cử là quyền của công dân trong mọi chế độ hiến pháp hiện đại. Ở nước Nga năm 1905-1908, đảng Bolshevik từng tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma Nga (1905). Tuy nhiên ta nên hiểu cuộc tẩy chay đó ngay lúc cao trào cách mạng 1905 đang diễn ra, yêu sách của khởi nghĩa công nhân bấy giờ là lập quốc hội lập hiến, không phải một Đu-ma lập pháp. Cuộc tẩy chay lại nhằm vào tẩy chay các ứng viên tự do-quý tộc, nghĩa là tuyệt đối không bầu cho phái này.

Như thế là tẩy chay có nguyên tắc, dựa trên cán cân đấu tranh giai cấp có lợi cho phe ta. Tẩy chay để nhân dân biết rõ bộ mặt, thủ đoạn của phe tự do-quý tộc. Tẩy chay bầu cử không bao giờ là việc không đi bầu, bao giờ cũng gắn kết với những hoạt động khác trong chiến dịch bầu cử như mít tinh, tuần hành, truyền thông ủng hộ các ứng viên/đại biểu phe ta.

Trong khuôn khổ cách mạng vô sản, bầu cử là một công cụ để đoạt lấy hoặc thực hiện chuyên chính giai cấp, tẩy chay lại là biện pháp sử dụng công cụ ấy. Đảng cách mạng có thể lợi dụng cuộc bầu cử để đưa ra ứng viên của mình, đem cương lĩnh mình ra tranh cử, như một cuộc kiểm đếm lực lượng quần chúng (K.Marx, Lời kêu gọi của UBTW năm 1850).

Lấy danh từ tẩy chay để vận động người dân không tham gia bầu cử, là không đúng, là phương hại đến quyền của người dân, là bỏ lỡ cơ hội vận động chính trị. Trong cuộc vận động bầu cử, người ta có thể sẵn giới thiệu cho nhân dân những bài học chính trị: chương trình hành động của cá nhân/phe phái ấy tiến bộ, bất cập chỗ nào, làm thế nào nhận chân một kẻ cơ hội chính trị/dân túy, làm sao bảo vệ quyền lợi của giai cấp.

Lại nữa, dịp bầu cử là lúc các phe phái truyền thông ra sức quăng vào xã hội những mưu đồ bẩn thỉu hòng kiếm thêm phiếu, vừa là lúc cơ chế kiểm duyệt thả lỏng nhất thời để các phe phái đối lập (hợp pháp) đều được cất lên tiếng nói. Hễ nói là nói đến người nghe, đã có người nghe thì có cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của cả ta và trung lập, dao động, nghĩa là thêm được bạn, và có thể bớt thù.

Làm được những việc ấy mới là làm ngày hội toàn dân lành mạnh. Còn trong cuộc bầu cử, cử tri tù mù về ứng viên, ứng viên tù mù về cương lĩnh tranh cử của nhau, các cơ quan tù mù về đường lối hành động của các ứng viên, thì tỷ lệ % cử tri đi bầu chỉ là sự phản ánh một cách tù mù tỷ lệ tham gia chính trị của nhân dân. Càng tù mù, người ta càng bỏ phiếu sai cho ứng viên, ứng viên càng mất sự gắn bó hữu cơ với cử tri, còn quyền lực nhà nước càng xa tầm với của nhân dân-chủ thể quyền lực ấy. Với tương quan nhà nước và nhân dân, tù mù chính trị nhất thời nếu kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng về sau, đặc biệt là sự xuất hiện của phái dân túy.

Thế là trong cuộc đấu tranh giai cấp, bầu cử lúc nào cũng là ngày hội của toàn dân, ngày hội của nhân dân được tham gia chính trị, dù lành mạnh hay không.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s