Rất là buồn khi theo kết quả chính thức, ứng viên Andres Arauz của phe Correista đã thất bại trước trùm ngân hàng Guillermo Lasso trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2 ở Ecuador với tỉ số 47-52
Cảm giác cay đắng ở đây ko phải vì riêng thất bại này hay do đối thủ quá mạnh. Mà ngược lại, ngoài việc phe cánh tả trên toàn Nam Mỹ mất đi momentum, thất bại này đến chính từ bản thân họ mà ra.
Bằng việc về nhất vòng 1 với 32% số phiếu, cộng với ứng viên về thứ 3 là Yaku Perez-thủ lĩnh cộng đồng thổ dân được xấp xỉ 20% ngang ngửa Lasso, nếu như một liên minh giữa những người Correista và thổ dân được thành lập thì sẽ không có bất cứ cơ hội nào cho nhà tài phiệt quê Guayaquil cả.
Vậy mà trong vòng 2, khi phải chọn giữa 1 nhà dân túy cánh tả và 1 tài phiệt, cộng đồng thổ dân đa số chọn đứng ngoài cuộc, trong số những người chịu đi bầu, những người bầu cho Lasso áp đảo số bỏ phiếu cho Arauz.
Tại sao cộng đồng thổ dân, những người cấp tiến nhất, nhiệt huyết nhất, là nạn nhân trực tiếp nhất của chủ nghĩa Neoliberalism và cũng là những người phản kháng mạnh mẽ nhất, bị đàn áp không thương tiếc và hi sinh trên đường phố, trên chiến lũy Quito tháng 10-2019 trong cuộc đấu tranh chống chính quyền Moreno, lại có lựa chọn như vậy ?
Đây là một sự trả thù của cộng đồng thổ dân bản địa. Trong 1 thập niên dưới thời cựu Tổng thống Correa, những tiến bộ về xã hội đạt được là không phải bàn cãi, đặc biệt là tỉ lệ đói nghèo giảm từ 36,7% xuống 22,5%. Nhiều chương trình phúc lợi được thi hành và mức lương cơ bản được nâng lên đáng kể. Nhưng hầu hết những thành tựu đó đạt được là nhờ giai đoạn giá dầu thế giới tăng cao khi đó. Khi giá giảm, ngân sách nhà nước cũng giảm theo, mất đến 50%.
Để giảm thâm hụt ngân sách, trong những năm cuối nhiệm kì 3, Correa đã thực hiện những chính sách thắt lưng buộc bụng (austerity) và cắt giảm chi tiêu công. Điều đó dẫn đến việc sự ủng hộ của cử tri dành cho ông sụt giảm thê thảm. Các chính sách cắt giảm phụ cấp cho cảnh sát đã dẫn đến việc họ chiếm tòa nhà Quốc hội năm 2010 và suýt tí nữa cho Rafael Correa xuống mồ.
Các chính sách austerity tiếp tục được đẩy mạnh dưới thời Lenin Moreno, người kế nhiệm và cũng là kẻ phản bội đối với phe Correista. Tiếp quản di sản mà Correa để lại với số nợ lên đến 64 tỉ USD, Moreno thực hiện các biện pháp như bãi bỏ trợ cấp xăng dầu, tăng thuế và giải tán một số cơ quan phúc lợi, đồng thời vay 10 tỉ USD từ IMF với những điều kiện ngặt nghèo. Những nạn nhân ảnh hưởng trực tiếp nhất của các chính sách austerity, không ai khác hơn, là người lao động và cộng đồng thổ dân. Nó dẫn đến cuộc biểu tình tháng 10-2019 do thổ dân làm nòng cốt
.Nhưng đó chỉ là giọt nước tràn ly, điều làm thổ dân căm hận nhất, là những chính sách khai thác tài nguyên dưới thời Correa và Moreno.Trong suốt hơn 10 năm phe Correista nắm quyền, 3 TRIỆU hecta rừng Amazon đã bị tàn phá nhằm mục đích khai thác các mỏ đồng, vàng và dầu. Đa số các nhà thầu đến từ Trung Quốc, vì không chú trọng các tiêu chuẩn môi trường, đã để xảy ra nhiều vụ tràn dầu và gây ô nhiễm vì khai thác vàng-đồng, ảnh hưởng to lớn đến đời sống người da đỏ. Suốt thời gian đấy, không năm nào là không có các đợt biểu tình lớn của thổ dân phản đối các dự án khai mỏ trên vùng đất của họ. Nhưng những gì họ nhận được chỉ là sự đàn áp của cảnh sát và cảnh những cánh rừng, ngọn núi, con suối linh thiêng trong tín ngưỡng của mình bị phá hoại bởi những người kẻ tới từ tít bên kia đại dương, nhưng lần này là Thái Bình Dương.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Andres Arauz đã có một số nhượng bộ như hứa ban hành thêm những quy định về môi trường và chịu lắng nghe ý kiến thổ dân hơn, nhưng như thế là quá ít. Quy định ban ra chỉ để bị lách và lắng nghe là một chuyện, thực hiện lại là chuyện khác.
Và khi Guillermo Lasso đề ra chương trình tranh cử của mình với đề xuất cấm mở thêm mỏ mới, tạo thêm 1 triệu việc làm và trợ cấp bảo hiểm y tế cho người dân, ông đã có thể đánh bại Arauz. Không nghi ngờ gì, ngoài những lời hứa hẹn trên, Lasso sau khi nhậm chức sẽ tiếp tục chính sách austery và Neo-Liberal dưới thời Moreno, thậm chí còn mạnh hơn nữa. Những người thổ dân sẽ lại xuống đường đổ máu một lần nữa vì những bất công, bất bình đẳng mà họ tiếp tục gánh chịu. Nhất là khi Lasso từng là Bộ trưởng Kinh tế chịu trách nhiệm cho cuộc Khủng hoảng kinh tế 1999. Nhưng trách ai bây giờ.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên, quốc gia nào cũng cần những nguyên liệu thô để có thể phát triển. Nhưng không thể vì đó mà phớt lờ đi các tiêu chuẩn môi trường, không thể chỉ vì 1-2 cái mỏ mà biến cả cánh rừng, cả một vùng đất và nguồn nước trở nên không thể sử dụng được. Và nhất là, không thể bỏ mặc tiếng nói của chính những chủ nhân các vùng đất ấy, những người đã định cư hàng ngàn năm qua ở những khu rừng này.
Chỉ trích những tên thực dân da trắng tàn phá núi rừng, sông suối của dân da đỏ để làm gì khi ta im lặng trước những hành động tương tự của những nhà tư bản da vàng ?
Chỉ trích những kẻ thực dân cướp đất đai của thổ dân để làm chi khi chính chúng ta cũng đang thực hiện chính những biện pháp đấy. Thậm chí còn kinh tởm hơn vì không như thực dân làm điều đó vì tiền, ta làm điều đó nhân danh lá cờ giải phóng, dưới danh nghĩa tiến bộ và bình đẳng.
Hình ghép lấy từ tập Tintin và những người Picaros. Tấm bảng Viva đã được thay tên, nhưng cuộc sống của dân nghèo thì vẫn thế

Ngoài lề:
Trong 1 diễn biến liên quan, cuộc bầu cử cấp địa phương ở Bolivia đã có kết quả chính thức MAS dù vẫn thống trị nhưng số ghế tỉnh trưởng của họ giảm phân nửa từ 6 xuống 3.
Mình có đề cập đến diễn biến ở Bolivia tại đây: https://bloghoatieu.wordpress.com/2021/04/14/archive-bau-cu-dia-phuong-o-bolivia-thang-3-2021/
Kì bầu cử này cũng ghi nhận sự trỗi dậy của 2 đảng thổ dân MTS và Jallala khi thắng ở 3 Tỉnh. Như mình đề cập trước đây, đây là lỗi của chính MAS, khi để Eva Copa bất mãn chạy sang Jallala và để các ex-MAS lập ra đảng MTS. Dù vẫn là đảng duy nhất có quy mô cả nước, nhưng đây cũng là một lời cảnh tỉnh với MAS, rằng chính sách đào xúc múc bán, để tư bản nước ngoài càn quét đất đai thổ dân đã đến lúc phải chấm dứt.

Tại sao MAS vẫn giành chiến thắng ở Bolivia dù thi hành cũng 1 chính sách với phe Correa ở Ecuador ? Vì bản chất MAS là 1 đảng grassroot gốc thổ dân. Nên họ giành được sự ủng hộ của đại đa số người da đỏ. Dù MTS và Jallala dù có những kết quả đáng khích lệ nhưng chỉ là những đảng tầm khu vực, không có ảnh hưởng khi ra khỏi tỉnh mình (Beni và La Paz với MTS, El Alto với JLL).
Trong khi phe Correista chủ yếu là tiểu tư sản thành thị, voter base của họ trong cộng đồng thổ dân là ko lớn, nhất là khi Pachakutik có tầm ảnh hưởng và truyền thống lâu đời.
Tại Peru, khá bất ngờ khi ứng viên dân túy cực tả Pedro Castillo về nhất vòng 1. Nhưng bất cứ ai có hiểu biết cơ bản về chính trị Mỹ Latinh nhìn vào hình cũng sẽ thấy rõ là ông ta sẽ thất bại ở vòng 2.

Theard giới thiệu tổng quát về các ứng viên trong cuộc bầu cử TT Peru 2021 https://twitter.com/AmericaElige/status/1381307866116591618
Mimi