Tập đoàn quân phiệt (hay quân chính) – Junta

Chữ Junta bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là hội họp. Trong khoa học chính trị, Junta để chỉ một ủy ban hay hội đồng quản hạt xuất hiện từ thời Tây Ban Nha nổ ra phong trào đề kháng Napoleon xâm lược năm 1808. Junta trong chính trị đương đại lại mang một nội hàm khác: chế độ tập đoàn quân phiệt (hay quân chính).

Các chế độ quân chính đặc trưng bởi một nhóm tướng lĩnh độc tài chi phối toàn bộ quyền lực đất nước. Bọn này bước lên ngai vị quyền bính thường qua một cuộc đảo chính. Chúng cai trị đất nước thông qua các sắc lệnh, trong khi ở chế độ dân chủ, thiết chế pháp luật mang tính bắt buộc do cơ quan lập pháp dân cử ban hành. Một số chế độ quân chính nắm quyền khéo léo sau bức màn chính phủ dân cử. Paul Brooker (2014) phân chia hai loại hình quân chính này là open rule và disguised rule.

Ở Mỹ Latin, châu Phi và Đông Nam Á thường xuất hiện chế độ quân chính. Tuổi thọ của nền quân chính có khi chỉ vài tháng (như trường hợp Hội đồng quân sự của Gruzia, 06/01-10/3/1992), vài năm như ở Bồ Đào Nha (1974-1975), Hàn Quốc (1961-1963), hay hàng thập niên như trường hợp Chile (1973-1990), Trung Hoa Dân Quốc (1948-1991) hoặc Myanmar (1962-2011).

Junta kết thúc khi quần chúng nhân dân nổi dậy (thông qua bạo động hoặc biểu tình ôn hòa), ban lãnh đạo quân sự chấp nhận lùi bước, hoặc bị lật đổ bởi một phe phái khác trong quân đội và nhóm lãnh đạo mới thỏa hiệp với các đại diện dân cử.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s