Ở đâu có bất bình đẳng, ở đấy có cực đoan.

Dưới đây là một nhận xét rất chính xác và chất lượng của Yassin al Haj Saleh (một dissident lưu vong) trong một bài viết trên Roar magazine, về bản chất chế độ Assad, và việc nó, cũng như chế độ Saddam biến những lý tưởng của cha đẻ Baathism Michel Aflaq và một chính đảng quy mô tầm khu vực thành một thứ vật dụng gia đình.Song song với đó là sự trỗi dậy của một tầng lớp oligarch thân hữu. Ở cấp địa phương, rất nhiều. Ở cấp cao nhất, chỉ một, đó là nhà Makhlouf.

Link bài viết: https://roarmag.org/essays/syrian-revolution-yassin-haj-saleh-interview/

Trong khi ở tầng cao nhất, đám oligarch thường sống chết với chế độ, thì ngược lại, ở cấp địa phương, đám sân sau thường là những kẻ đổi phe nhanh nhất, thức thời nhất.

Không ngạc nhiên khi đám oligarch hiện tại ở Iraq và Libya đều hầu hết là sân sau của Saddam và Gaddafi ngày xưa. Lãnh đạo thì đã đi đời, nhưng những anh đại gia này vẫn sống khỏe và leo cao trong chính quyền mới.

Hình ảnh các resort tư nhân mọc lên như nấm ở duyên hải hay các căn hộ cao cấp ở Damascus tương phản gay gắt với sự kém phát triển về hạ tầng ở miền đông, thiếu việc làm trầm trọng cũng như mù chữ nghiêm trọng (1/3 ở Deir ez Zor trước chiến tranh). Mà đâu cần đi xa đến thế, chẳng cần băng qua sa mạc Badiyah làm chi khi mà ta có thể nhìn thấy những tình trạng trên ngay chính ở ngoại ô Damascus, khu Ghouta. Hậu quả của những chính sách Neo-Liberal nở rộ từ thời Bashar.

Nghèo đói và bất bình đẳng xuất hiện ở đâu, sự cực đoan sẽ mọc lên ở đấy. 10 năm chiến tranh vừa qua đã cho thấy điều này rõ ràng hơn bao giờ hết.

Đây cũng là một điều trái ngược với Iraq và Libya. Ở Syria, sự cực đoan sinh ra từ đói nghèo và bị bỏ mặc.Ở Iraq và Libya, không phải không có tình trạng trên, nhưng nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ chính sách Salafist hóa (case Madkhali Salafis ở Libya thập niên cuối thời Gaddafi) và chiến dịch “Quay về với Đức tin” của Saddam thập niên 90 ở Iraq.

Xét đến trường hợp Houthis ở Yemen.
Chính sách thả cửa cho đám Salafist lập trường lớp, bành trướng thế lực lên tận vùng Sadaah, trung tâm của cộng đồng Shia hệ Zaidi ở Yemen như một lưỡi dao kề vào cổ dân bản địa.
Còn lựa chọn nào khác cho họ ngoài việc cầm súng đứng lên, dưới sự lãnh đạo của nhà Houthis ? Ai đẩy họ vào con đường trên nếu không phải chính nhà nước ?
Với Saleh, ông ta xây dựng sức mạnh chế độ trong suốt 3 thập kỷ bằng bọn Islah, tức Huynh đệ Hồi giáo Yemen, cuối cùng lại suýt chết lần 1 vì chính chúng-năm 2011.
Năm 2014. ông ta rebuild thế lực lần 2, dựa vào Houthis, và lần này không còn may mắn nữa, mà chết thật.

Từ bài học Salafist hóa một khu vực khác hệ, dẫn đến hậu quả là dân ở đấy nổi dậy, có thể thấy một phiên bản khác ở đông Syria.
Nhưng chiều ngược lại, đó là Iran, bằng việc truyền bá và cải đạo cho dân bản địa ở đây, lợi dụng tình trạng đói nghèo và bần cùng do chiến tranh, để gầy dựng những nhóm proxy, thật sự là một ý đồ đáng báo động.
Ngoài việc dần gạt ảnh hưởng của chính quyền quốc gia khỏi những vùng trên, tương tự cách Nga làm ở Deraa, nó còn tạo mầm mống cho sự thù địch từ những cộng đồng, vốn đã sống nửa thập niên dưới sự cai trị của IS và không ít thì nhiều, chịu những ảnh hưởng nhất định từ tư tưởng của bọn khủng bố. Việc truyền bá Hồi giáo Shia hệ Twelver cũng như cải đạo cho dân ở bờ tây Euphrates, chính vì thế, không khác gì dập lửa bằng xăng.

Trước khi chỉ trích những cuộc chiến do phương Tây mang tới như những xô nước tưới vào, thì hãy nhớ rằng ai đã gieo những hạt mầm cực đoan đấy trên chính đất nước họ, trong thập niên cuối cùng của những triều đại đấy.

Mimi

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s