Chống lệnh bắn thường dân không phải là phản bội

Myanmar những ngày này chứng kiến một số cảnh sát, binh lính chống lệnh và bỏ trốn sang Ấn Độ. “Họ ra lệnh bắt, đánh đập, tra tấn người biểu tình”, một nữ cảnh sát đào tẩu cho hay. “Chúng tôi luôn bị đẩy lên hàng đầu bất kỳ lúc nào có biểu tình. Vì vậy chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài rời khỏi đất nước”.

Một sĩ quan cảnh sát Myanmar đào tẩu cùng vợ con chơi đùa trong một nơi trú ẩn tại Mizoram, Ấn Độ, hôm 19/3. Ảnh: AP
Một sĩ quan cảnh sát Myanmar đào tẩu cùng vợ con chơi đùa trong một nơi trú ẩn tại Mizoram, Ấn Độ, hôm 19/3. Ảnh: AP

Hành vi này, một số người gọi là phản bội.

Ở nước Đức quốc xã, rất nhiều nhân viên công lực đứng trước áp lực lựa chọn bắn, giết thường dân hay bị cấp trên đàn áp.Trong phiên tòa Nuremberg, trách nhiệm của người thừa hành đối với hành vi giết chóc thường dân, tù binh là không thể chối cãi. Bởi vì đi chiều ngược lại, nếu cấp dưới liên tục đổ lỗi lên cấp trên (binh lính đổ tội sĩ quan, sĩ quan đổ tội các tá, tướng), cuối cùng dẫn đến sự chồng chất tội ác chỉ ở đỉnh “kim tự tháp”, trong trường hợp này là nhúm nhỏ ban lãnh đạo Đức Quốc xã thân cận Adolf Hitler.

Như vậy, từng người thừa hành bắt buộc phải từ chối mệnh lệnh vì lý do nhân đạo, vì anh ta là con người, vì lương tri v.v..Điều này dẫn đến một sự kiện khác: hành động chống lại quân lệnh và chế độ tàn bạo là phản bội chăng?
Ở góc độ nhà nước, đó là sự phản bội. Nhưng với công luận, đó là sự phản bội không tránh khỏi, người đó bị đàn áp nhất thời nhưng được nâng lên mãi mãi. Đó không phải là tư tưởng ủy mị, than khóc cho hành động bội phản mệnh lệnh tàn ác, đó là lòng dũng cảm đứng về phía nhân dân, về nguồn gốc của quyền bính.

Và bởi vì mệnh lệnh chống lại nguồn gốc quyền bính, tự thân nó trở nên tha hóa, mất đi giá trị quyền lực của mình, và đó không phải là mệnh lệnh nữa. Người ta không chống lại một lệnh của chính phủ do dân cử, người ta đã và đang chống lại lệnh của tập đoàn ký sinh trong xã hội, như các chế độ phát xít, quân phiệt trong lịch sử.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s